Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Đức Thầy Trưởng giáo đoàn III (Cố trưởng lão Giác An) khi đi Ngài dặn dò, khuyên dạy: Các con à! Để duy trì Phật Pháp trên cõi nhân gian, muốn Tăng Sư thường lui tới dạy đạo, khuyến tu thì bổn phận người Cư sĩ tại gia các con phải yểm trợ đạo Pháp, phải có bổn phận hộ pháp.

Thời Đức Phật đã có những người Cư sĩ hộ Pháp, Phật Pháp mới vững mạnh lâu dài. Đức Phật gọi những người làm cho Đạo Phật trường tồn là tứ chúng đệ tử, vì thế phải kham nhẩn chịu đựng vượt qua mọi sự khen chê phải trái. Các con là 2 trong bốn chúng ấy

Vâng lời Thầy dạy trước lúc ra đi, đầu tháng 8 năm Kỷ Hợi (1959), ông Võ Thẩn (pháp danh Thiện Khang) phát tâm ăn chay trường, giữ tám giới, không đi biển chuyển nghề để chuyên tâm tu học.

Bổn Đạo vận động ông bà Trần Trong (Pháp danh Thiện Nhơn) hiến cúng khu vườn nhỏ, ông bà Đặng Điền (pháp danh Thiện điều) hiến cúng khu vươn nhỏ, Thiện Tín khai vỡ lùm bụi đất hoang xung quanh sạch sẽ. Tháng 9 sau cơn sóng bão, Thiện Tín  chèo thuyền vớt tre chà trôi dạt về làm cột kèo sườn, Tín nữ đi cắt cỏ tranh làm được ngôi nhà dài 6m, rộng 4m, vách đất. Thiết lập bàn thờ Phật (tượng giấy) và cất ngôi nhà nhỏ làm nhà ăn ở.

Ngày rằm tháng 10 nam Kỷ hợi (1959), ông Thiện Khang về đây ở. Từ ấy mỗi tháng 4 ngày (mùng 8;15;23;30) Bổn đạo về lễ Phật, tụng kinh. Ông Thiện Khang trở thành Sám chủ (chủ Lễ), hướng dẫn Thiện Tín tụng niệm. Tôi, Thiện Quang, hướng dẫn phần nghi thức hành lễ. Chúng tôi cùng nhau tu hành dưới ngôi nhà Phật chung. Cũng từ lúc ấy các tiểu ban hộ pháp tổng quát, tiểu ban hộ Niệm, tiểu ban Tương Trợ, lâm chung được hình thành, để giúp đỡ Thiện nam Tín nữ  khi có duyên sự cầu an, cầu siêu, đau bịnh, nghèo đói, tai nạn và chết chóc. Ban hộ Pháp làm những việc từ thiện tương trợ lẫn nhau.

Rằm tháng Giêng năm Canh Tý (1960), ông Hồ Thung (Pháp danh Thiện Hiếu) cũng về cất am tranh tu hành. Sau 3 tháng vì bệnh lao nặng nên về nhà và mất năm 1962 (Ông là bậc Huynh trưởng đầu tiên hướng dẫn Thiện tín hiểu biết về Phật Pháp). Ngày Rằm tháng 10 năm Canh Tý, bà Thí chủ tôi là Nguyễn Thị Thiệp (pháp danh Ngọc Tứ) cũng đi tu về ở nơi đây. Cô Võ Thị Đào (pháp danh Ngọc Sanh) theo thầy hộ pháp từ năm Kỷ Hợi (1959) cô về nhà năm 1964, quy Tây ngày 03-11-1965 (Ất Tỵ).

Tháng 3 năm Canh  Tý ( 1960), Thiện Tín dựng lập 2 am tranh để Tăng Sư về hành đạo, và cất ngôi nhà thờ Cửu Huyền Thất Tổ, duy trì đến tháng 8 năm này mới hoàn thành, ngôi nhà tranh dài 6m, rộng 4m (nay tái lập làm nhà Tăng)

Tháng 5 năm Tân Sửu (1961), đào một giếng  nước sâu 17m xuống đụng đá, nước từ chân đá rỉ ra, kêu 3 đoàn thợ đục không vỡ được. Năm 1974, cùng làm lại một lần nữa nhưng không được. Tháng 3 năm 1993, lại làm tiếp, lần này đục đá xuống 7m vẫn không có nước, công trình rất tốn kém (mỗi mét đá đục tiền công 500.000 đồng) cũng không kết quả, chỉ có nước dùng mùa đông.

Ngày nay không dùng giếng này nữa, và đào giếng chung từ nơi khác, hệ thống bơm nước đưa về đến nơi và tịnh xá không còn lo thiếu nước nữa. 
Từ năm Canh Tý (1960), Đức Thầy chính thức bổ Tăng về trụ, cứ 3 tháng là thay đổi Tăng 1 lần.  Sư về trụ Tịnh Xá Ngọc Hòa đầu tiên là đại đức Giác Đạt. Đại đức là vị đệ tử lớn của Đức Thầy, được Giáo Hội ca ngợi về giới hạnh, ở trụ chỉ 3 tháng nhưng đã lưu lại trong lòng mọi người những ấn tượng tốt đẹp về oai nghi tế hạnh, cũng như tính tình thuần hậu của sư. Cây gạo cạnh nhà khói là vật kỷ niệm Sư đem từ quê hương Vĩnh Lợi (Đề Gi) về trồng. Nay Sư không còn ở nữa, người đã vĩnh viễn ra đi nhưng cây gạo ấy vẫn còn lưu dấu. Xin vĩnh biệt sư, một con người khả kính.

(Còn tiếp)  

 
Thiện Quang (Theo phattuvietnam.net)