Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Mười lăm năm (1959-1974) kể từ năm cung thỉnh Giáo đoàn về mở Đạo quê hương. Mười năm chiến tranh ở quê hương này, dân tộc và Đạo pháp cũng cùng chung số phận (sau cuộc Lễ Khánh Thành năm 1964 đến ngày làm Đại Lễ Vu Lan Bồn năm 1974). Mười năm đi qua là những chặng điừ¬người lịch sử của dân tộc máu và nước mắt… vì chiến tranh không giới tuyến. Phật pháp gọi là cộng nghiệp, vì cộng nghiệp nên không thiện ác, kẻ thân người thù…

Ngày mùng 1 tháng 5 năm Bính Ngọ (1966), Sám chủ Võ Thẩn (pháp danh Thiện Khang) là một tu sĩ. Cuộc đời không vợ con, gia đình thọ 8 giới trường chay năm 1959, có bịnh quáng gà nên không theo thầy Hành đạo, trụ xứ ở Tịnh xá 7 năm. Là cận trụ nam cư sĩ, là một Sám chủ cùng Thiện tính chung lo Phật pháp. Cuộc đời cống hiến cho đạo Pháp, thế mà bị chết một cách thảm thương, cảm động lòng người, cảm động các bậc vô hình ứng cho tiếng than thống thiết: chiều ngày 29 tháng 4 AL, ông đi tắm giếng Tiên (Eo Gió) bổng có tiếng la rên thất thanh “chết tôi Trời đất ơi!...” ông nghe nhiều lần rất sốt ruột cội đi tìm, hô lớn tiếng vang núi vang dội lại, chung quanh không có người, chỉ mình ông và ông ngồi tắm cũng nghe như trước “chết tôi Trời đất… ơi… ơi… ơi!...”.

Ngày 30 trưa Ngọ, cúng hội  không có Tăng. Ông Sám chủ dâng hương tưởng niệm, tôi dẫn kinh như thường lệ. Xog buổi cúng Ngọ, ông đem câu chuyện khi qua tắm Eo Gió kể lại, mọi người suy nghĩ chẳng lẻ ông bịa chuyện, ông bịa để làm gì?... Từ nào tới giờ ông đâu có chuyện nói mập mờ, huyễn hoặc. Tôi nói đùa “ông già lỗ tai cộm, tiếng gió vút khe núi âm vang vọng nghe như vậy”.

Thật không ngờ, 6 giờ sáng ông ra ngoài dốc cách tịnh xá 20m  nói: bà con đừng ra phía sau ngoài làng, trước mặt tịnh xá, ngoài tường rào. Nói xong, càng lúc ấy ông về Tịnh xá… Tiếng nổ dội vào vách tường, tôi nằm ở nhà khách, sau tiếng nổ vang rền có tiếng la: chết tô trời đất ơi… ơi.. ơi!... y như trưa hôm qua ông nhái lại… tôi chạy ra thấy ông nằm cách cổng Tịnh xá 15m, đường mòn nhỏ bờ rào vườn…

Không hiểu tại sao lại có điềm báo trước huyền diệu mà không ai ngờ?... Cùng năm này, tháng 6 cháy ngôi nhà tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Kịch chiến nhận lần quân ta, bắn quân mình, xả súng lựu đạn dội vào Tịnh xá làm cháy ngôi nhà và bị thương chú thợ hồ. Năm này Sư Tin và Sư chúng trụ, 2 sư này đã hoàn tục. Và kể từ năm này, Giáo hội không cắt Tăng về trụ nữa, thỉnh thoảng vài ba tháng có quý sư về thăm vài hôm rồi đi.

Năm Đinh Mùi (1967), ông Nghuyễn Thượt (pháp danh Thiện đạt) phát tâm ăn chay trường, về ở Tịnh xá để hương khói, coi ngó vì không có tăng. Ông lúc này đã 65 tuổi, ông không nhận đắp y, đức thầy chứng minh thọ 8 giới. Ông ở Tịnh xá coi ngó, hương khói thật chu đáo, ông tự làm lấy huê lợi nuôi sống, gia đình các con cháu đài thọ, không thọ nhận ăn của Thiện Tín cúng dường. Ông Thọ bịnh 2 năm, Quy Tịnh độ vào ngày    tháng    năm  Tình cảm ông đối với Thiện Tính cũng rất đậm đà.

Ngày rằm tháng 7 năm Tân Hợi (1971), Đại lễ Vu –Lan Bồn Tự Tứ  tại Tịnh xá  Ngọc Cát (Phan Thiết).

Những năm này cuộc chiến còn căng thẳng nên Thiện Tín tịnh xá Ngọc Hòa không đi. Một mình ông Thiện Túc đại diện Thiện tín đi dự đại lễ. 
Ngày 18 tháng 7 AL, có tin về cho hay Đức Thầy GIÁC AN đã viên tịch lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng 7, Thiện Tín quây quần về Tịnh Xá. Ngày 18 tháng 7  làm lễ niệm hương, Thiện Tín ai ai cũng đều ngậm ngùi thương nhớ, luyến tiếc Đức thầy. Từ đây không còn gặp được hình dáng người Thầy ôn hòa, từ tốn luôn luôn nở nụ cười hiền từ, khuyên dạy, dặn dò thiện tín từng lời…

Năm 1964-1974, muời năm đi qua là mười năm mất mác đau thương trên đoạn điừ¬người lịch sử dân tộc. Đối với đạo pháp cũng là những giai đoạn Phật Pháp lkịch sử của một Tôn giáo. Đối với hệ phái Khất sĩ lại là mộy giai đoạn gay go, kiên nhẫn chịu đựng để vượt qua mọi khó khăn trở ngại trên đường hành đạo, để cho sáng tỏ đạo pháp, sáng tỏ lòng người, vì chơn lý là trở về với sự thật.

Để ân Tam Bảo, dị độ muôn loài, công ơn sanh thành dưỡng dục, “Cửu Huyền Thất Tổ”,, đền đáp công ơn Thầy Tổ.  Ngày rằm tháng 7 năm 1974 cũng là ngày kỷ niệm Đệ tam Chi Niên, ngày Đức thầy viên tịch, lễ Vu Lan Bồn để an ủi Thiện tín, hàn gắn lại những giai đoạn năm tháng đã qua.

Ngày rằm tháng giêng năm Giáp Dần (1974) lúc ấy Tăng trụ xứ là sư Giác Chững, Giác Chơn (hai sư này không còn ở trong đạo). Tăng sư và Thiện tín đều phát tâm cung thỉnh Giáo Hội chứng minh cho thiết lập Đại lễ Vu Lan Bồn tại tịnh xá Ngọc Hòa rằm tháng 7 này.

Ngày mùng 1 tháng 2, tôi vào dự lễ Tổ Minh Đăng Quang tại tịnh xá Ngọc Tòng bạch lên giáo hội được Đức trưởng Lão và Giáo Hội chứng minh. Ngày mùng 2 giáo hội vào Tịnh xá Ngọc Cát (phan thiết) khánh thành Bảo Tháp thờ Xá Lợi Đức Thầy tôi theo xe Giáo hội vào dự lễ. 
Ngày mùng 4 tháng 2, ở Tịnh xá Ngọc Cát về. Ngày rằm tháng 2 phổ biến cho Thiện Tín biết. Nhận được tin Giáo Hội chứng minh kể từ ngày ấy Thiện Tính chung lo.

Thiện tín Tịnh xá Ngọc Hòa lúc bấy giờ khoảng 100 gia đình. ¼ đời sống thiếu ăn hằng năm, cứ vào mùa đông là cứu đói, ¼ mức sống dư không chật vật. Số còn lại đời sống trung bình chỉ đủ ăn. Vậy lo chu toàn cuộc Đại Lễ thật khó khăn về mặt tài chính…

Tháng 4 ÂL, Giáo Hội tăng cường các sư về trước lễ. Đại Đức Giác Thảo, Đại Đức Giác Hiền lo phần tu sửa. Sư  Chững và Sư  Chơn coi ngó vận động Thiện Tín hợp lực chung lo. Ban hộ pháp cư – sĩ cũng trách nhiệm bộn bề…Trước lễ cử ra Ban vận động tổ chức lễ, kinh tế tài chính là phần căn bản, phải vận động có tiền trước khi đi vào tổ chức. Ban tổ chức Đại-Lễ  phải đặt sau Ban vận động.

Dân số toàn xã năm 1974 là 3000 người, danh sách Thiện Tín 100 gia đình khoảng 400 người chiếm 13% tổng dân số. Người dân năm này đa số nghèo đói thiếu ăn, vì chiến tranh kéo dai làm nghĩa vụ đất nước, đi lính, trốn lính ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, nhưng nhờ tinh thần đoàn kết Thiện Tín rất cao, nhiệt tình với Đạo Pháp, hào hứng thiết lập Đại – Lễ vì thế mà làm nổi.

Bản chất người dân miền biển nói chung, Thiện Tín Tịnh xã Ngọc Hòa nói riêng yêu quê hương , yêu đạo, mến khách nên Đại Lễ Vu Lan được tổ chức chu đáo, dù người dân miền biển mới lần đầu nghinh đón Tăng Sư, Chư Tôn Thượng Toạ Đại Đức Tăn Ni, chào mừng quan khách…Nơi Tăng Ni Trú ngụ, nơi Thiện Tín thập phương ăn ở, nước uống , tắm giặt đều gánh gồng từ xa lên 3 cái dốc đá, mỗi việc đều chu đáo…

Ba ngày đêm Đại Lễ, kết thúc lễ bế mạc, Thiện Tín Tịnh Xá Ngọc Hòa được tròn xong bổn nguyện. Phần công đức nầy để hồi hướng cầu nguyện, trên đền 4 ơn trọng, dưới cứu khổ tam đồ. Cầu nguyện Phật Đạo hoằng khai, pháp luân thường chuyển. Thiện Tín Tịnh Xá Ngọc Hoà cống hiến tất cả về cho Đại Lễ. 
*Tổng kết 15 năm kể từ năm đưa đạo về làng đến năm thiết lập Đại Lễ (1959-1974); 3 lần thiết lập Lễ:

-Lễ An- Vị Phật (1962)
-Lễ Khánh – Thành (1964)
-Lễ Vu Lan Bồn Tự Tứ (1974)
*Hai lần bị nạn
-Ngày 1 tháng 5 năm 1966 (Bính Ngọ) sám chủ Thiện Khang thọnạn.
-Ngày 23 thán 06 năm 1966 (Bính Ngọ) cháy ngôi nhà thờ Cửu Huyền Thất Tổ.

(còn tiếp)

 
Thiện Quang (Theo phattuvietnam.net