Tứ đại thiên quy
1. Sự nổi tiếng không thể lớn hơn tài năng
Danh tiếng của một người không được lớn hơn thực lực. Một khi danh tiếng của bạn lớn hơn thực lực nghĩa là danh tiếng đó không đúng với sự thật, rất dễ gặp tai hoạ.
Ngày nay, nhiều người theo đuổi danh tiếng, sự hào nhoàng bên ngoài nhằm cố che đi sự yếu kém bên trong. Nhưng khi tài năng của một người không xứng đáng với danh tiếng họ tự tạo, điều đó có nghĩa là người đó đang tận hưởng và sử dụng các nguồn lực vượt quá tầm hiểu biết của mình. Các nguồn lực không phải là kiến thức tích luỹ sẽ rất dễ gặp phải những điều không may.
Vì vậy khi càng là người có tầm ảnh hưởng, bạn càng phải nâng cao sức mạnh bên trong của mình và nhắc nhở bản thân: Tốc độ cải thiện sức mạnh bên trong phải vượt qua tốc độ cải thiện danh tiếng. Và chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể tiếp tục đạt được thành công lớn hơn.
2. Của cải không thể lớn hơn công đức
Bỏ công, bỏ sức, chắc chắn bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Nhưng hiện nay, nhiều người bất chấp đạo đức nhằm kiếm tiền nhanh. Tuy nhiên khi công lao không xứng đáng với của cải nhận được, bạn sẽ mất đi phúc đức. Đây mới là cái mất lớn nhất, thiệt hại nặng nhất.
Chính vì vậy mà nhiều người giàu lên dễ dàng nhưng đồng nghĩa cũng dễ dàng cạn kiệt của cải. Đó là do công đức của họ không đủ.
3. Địa vị không thể lớn hơn công sức đóng góp
Địa vị của một người không thể lớn hơn đóng góp của bản thân. Một khi địa vị của bạn cao hơn những đóng góp. Điều đó sẽ dẫn đến bất mãn, ganh ghét, thậm chí là những tính toán hãm hại từ những người xung quanh.
Trong bất kỳ dịp nào, người được khen ngợi phải là người có đóng góp tích cực. Chỉ có như vậy, địa vị bạn có được mới thuyết phục, được đám đông ủng hộ.
Tuy nhiên, để ''leo'' lên cao, nhiều người không từ bất kỳ thủ đoạn nào. Tuy nhiên dẫu có đạt được mục đích thì thành công cũng sớm bị quật ngã bởi những người đủ tâm, đủ tầm.
4. Vị trí không thể lớn hơn khả năng
Một khi vị trí quá cao nhưng năng lực không đủ, đồng nghĩa với việc bạn đang thực hiện quyền lực vượt quá khả năng của mình. Điều này chắc chắn mở đường cho sự sụp đổ.
Nhiều người theo đuổi chức vụ cao nhưng lại không tích luỹ, nâng cao trình độ học vấn sẽ dẫn đến những hành động sai trái. Theo thời gian, những chỉ dẫn đó có thể chôn vùi chính bạn.
Vì vậy cách tốt nhất là hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mình đang có bằng việc nỗ lực nâng cao sức mạnh bên trong. Nếu không, mọi thứ bên ngoài đều chỉ là ảo tưởng.
7 luật bảo toàn
1. Luật bảo toàn đau khổ
Đau khổ là thuộc tính cơ bản của cuộc sống. Tổng số đau khổ mà mỗi người phải gánh chịu trong cuộc đời này là không đổi và nó cũng không biến mất và phát sinh một cách vô vớ. Có chăng, đau khổ có thể chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác hoặc từ hình thức này sang hình thức khác. Mỗi người ở mỗi giai đoạn sẽ có những vấn đề tương ứng. Bạn càng chọn cách né tránh đau khổ trong hiện bạn, bạn sẽ càng phải trả giá nhiều hơn trong tương lai.
2. Luật bảo toàn hạnh phúc
Hạnh phúc phụ thuộc vào vào thái độ của một người với các mối quan hệ ngoài xã hội. Chỉ số hạnh phúc trong cuộc sống sẽ chỉ tăng lên khi thái độ này trở nên đúng đắn và chuẩn mực. Nó không liên quan gì đến sự giàu có, nổi tiếng hay quyền lực của bạn.
Chỉ khi học cách cho đi, bạn mới có thể gặt hái được hạnh phúc. Bạn càng cố gắng đạt được sự thoả mãn thông qua chiếm hữu, bạn càng tự đẩy mình vào đau khổ.
3. Luật bảo toàn tự do
Tự do của một người phụ thuộc vào mức độ hiểu biết của anh ta về giới hạn của bản thân. Khi bạn nắm rõ những vùng cấm, phạm vi tự do càng rộng mở. Kỷ luật tự giác có thể dẫn đến tự do. Bất cứ điều gì làm cho bạn hạnh phúc cũng sẽ làm cho bạn đau khổ.
4. Luật bảo toàn trí thông minh
Một người thông minh đến đâu phụ thuộc vào mức độ khôn ngoan của anh ta sử dụng để xây dựng nên cuộc sống tốt đẹp. Những người thực sự khôn ngoan sẽ hiểu rằng mọi công việc khó khăn được sinh ra đều có lý do. Thay vì kêu ca, họ chăm chỉ làm việc trong im lặng.
Nếu một người khôn ngoan luôn tìm những mưu mô để đi đường đi tắt, sớm muộn gì anh ta cũng gặp thất bại thảm hại. Càng thông minh, bạn càng phải biết cần phải đi đúng đường, đúng hướng.
5. Luật bảo toàn được và mất
Một người có thể nhận được bao nhiêu phụ thuộc vào việc anh ta dám bỏ đi bao nhiêu. Mọi thứ có được đều phải đổi lấy những gì đã mất. Nếu muốn được tất cả mà không dám bỏ đi thứ gì, bạn thường sẽ chẳng được gì. Càng muốn sở hữu, bạn càng cần phải từ bỏ nó.
6. Luật bảo toàn giá trị
Giá trị của một người phụ thuộc vào việc anh ta có thể định vị được chính xác bản thân mình hay không? Độ chính xác của định vị này sẽ xác định được tăng trưởng giá trị bản thân của mỗi người. Càng bắt chước và làm theo người khác, bạn càng đánh mất chính mình.
7. Luật bảo toàn của cải
Giá trị tài sản cuối cùng của một người phụ thuộc vào tổng giá trị mà anh ta tạo ra cho thế giới. Cho dù có bao nhiêu của cải hay cơ hội, nếu không tạo ra được giá trị cho xã hội, thì thực tế bạn cũng chỉ là một người nghèo khổ.
Đinh Anh - Thể thao & Văn hoá