Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Thiền là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về vũ trụ. Trong kinh điển Phật giáo Nguyên Thuỷ, thiền, tiếng Pali là bhavana, dùng để chỉ những pháp thực hành nhằm rèn luyện tâm. Có hai pháp thực hành thiền là Thiền định (samatha bhavana) và Thiền tuệ (vipassana bhavana).
1- Khái niệm Thiền
– Thiền là sự trải nghiệm của tâm bao gồm:
+ Bên ngoài thân: tất cả các pháp vận hành theo chân lý.
+ Bên trong thân: sắc, thọ, tưởng, hành,thức (vật lý – tâm lý).
– Là trạng thái định tĩnh. Quan sát, rõ ràng, để thấy rõ dòng chảy của nó (của các pháp) đúng như chân lý: Duyên sanh – nhân quả, vô thường, vô ngã.
– Phát triển tuệ giác, và biết ứng dụng tuệ giác vào cuộc sống.
+ Phát triển tuệ giác: Không bị các pháp chuyển  (Bát phong bất động: buồn vui, vinh nhục, khen chê , được mất đến mà mình không động)
+ Hiểu biết và ứng dụng: cuộc sống sẽ không bị các phiền não, đau khồ  trói buộc mình như: tham , sân  hận,  si mê, nghi ngờ…
2- Một khái niệm khác
Thiền cũng còn gọi là thực tập định và làm phát sanh trí tuệ, gồm có:
Định (chỉ), cũng còn gọi Samatha;
Tuệ (quán sát, tuệ tri), cũng còn gọi Vipassana.
– Định: dừng, định tĩnh. Ví dụ như ly nước có cát, đất được giữ yên. Cũng vậy sự an định tâm trí, nhằm ngăn chặn sự phóng túng và vọng tưởng trong tâm.
– Tuệ: khi tâm định tĩnh, chúng ta sẽ thấy được 10 căn bản phiền não khởi lên và cách chuyển hóa. Giống như ly nước lấy được cặn bã ra khỏi ly.
3- Kết luận
– Thực tập Thiền đi đến tĩnh lặng và soi sáng thực tại, phát triển tuệ giác.
– Nhìn sâu để thấy rõ bản chất của sự vật, vận hành theo chân lý, để chuyển hóa đau khổ, phiền não.
– Định là một yếu tố cần thiết cho cuộc sống.
Theo TN. Tánh Hoà (https://bodephatquoc.com/)