Đại đức Giác Hoàng – Giáo thọ phụ trách khóa tu ngày thứ 2 đã chia sẻ tầm quan trọng của khóa tu, pháp học, pháp hành đến với các hành giả. Khóa tu đã ấm lên từ buổi tối ngày thứ nhất trong giờ sám hối. Đại đức đã chia sẻ về lý do khóa tu được thành lập, đó là nhằm kiện toàn giới hạnh và định hướng cho các vị vừa xuất gia nhập đạo, những vị chập chững bước đi trên con đường Đạo – Con đường Sáng – Con đường của sự minh triết và an lạc. Do đó, các hành giả cần phải tuân thủ các quy định đã được Ban Tổ chức đã đặt ra trong bản Nội quy. Các quy định này được thiết lập nhằm giúp cho các vị chưa thuần thục pháp của các vị Sa-di và có khuynh hướng tháo động, buông lung. Nếu các vị hành giả đã thuần thục trong các phép tắc uy nghi thì các giới điều cũng không cần thiết đối với hành giả. Các vị hành giả chỉ cần sống với những gì đã được dạy tại các trú xứ như các giới điều đã được học thì chắc chắn các hành giả sẽ được an vui trong mọi phương trời. Cũng trong buổi tối này, Đại đức nhấn mạnh đến việc thực tập 3 chi pháp: Giới – Định – Huệ của một hành giả. Mặc dù các vị mới đi tu, nhưng các hành giả cần ý thức trọn vẹn về việc thực tập đầy đủ này, vì theo Tổ sư, “dù có trì giới mà không tu thiền định và trí tuệ cũng không gọi là Khất sĩ được”. Do đó, các hành giả phải học tập các phép tắc oai nghi (giới), các pháp làm tâm an định (định) và sự hiểu bết thấu đáo về bản chất của năm uẩn.
Buổi sáng ngày thứ 2, Đại đức đã chia sẻ về 4 điều: 1/ Nhận diện giá trị đích thực của khóa tu và sự hiện hữu quý báu của mình trong khóa tu; 2/ Vai trò của tình thầy trò, tình huynh đệ trong quá trình tu tập; 3/ Giá trị của sự hiểu biết Pháp học và Pháp hành trong đời sống của một hành giả; 4/ Tự nâng cao ý thức văn hóa ứng xử (cách sống chung) của một hành giả. Với 4 nội dung chính này, Đại đức đã khích lệ và giảng giải đến với hành giả để từ đó có một tầm nhìn rộng lớn về giáo pháp và tự định hướng cho đời tu của mình.
Trong buổi trưa cúng ngọ, Đại đức đã chia sẻ một thời pháp ngắn để khích lệ quý Phật tử Tịnh xá Ngọc Tân do NS. Chơn Liên hướng dẫn cúng dường. Với bài pháp về ý nghĩa cúng dường: 1/ Cung cách của người cúng; 2/ Tiêu chí của người thọ cúng; và 3/ Cách biểu đạt của người cúng (phẩm vật). Qua 3 tiêu chí trên, Đại đức khích lệ Phật tử cúng dường đến quý chư Tôn đức trong khóa tu đúng cách nhất để tạo nguồn hạnh phúc cho mình và cho người.
Trong giờ pháp đàm buổi chiều, Đại đức đã giải đáp thắc mắc từ các câu hỏi của hành giả. Câu hỏi thứ nhất với nội dung “tam luân không tịch” trong bài kệ “Giở bát” mà các Sa-di phải học thuộc lòng khi giở bát thọ trai. Câu hỏi thứ 2 về cách vượt qua các cảm thọ đau và làm thế nào tu tập với các cảm thọ đau này. Câu hỏi thứ 3 về cách thực tập căn bản Niệm hơi thở vô hơi thở ra.
Vào buổi tối, với thời Sám hối, Đại đức đã hướng dẫn chư Tăng Ni oai nghi, cách lễ bái và cách thưa trình về những sơ suất của mình. Ngang qua đó, Đại đức khích lệ các hành giả phát tâm dõng mãnh trình bạch những điều mà lâu nay vì bản ngã mà phải dấu nhẹm (phú tàng) trong lòng. Đây là cơ hội làm cho giới đức mình tăng trưởng, tâm mình được trong sạch. Ngoài ra, Đại đức còn phân tích thế nào là “phá giới” và “phá kiến” để giúp cho hành giả có cái nhìn về tầm quan trọng của giữ giới cho tự thân và giữ giới đối với tín đồ. Đây là những điều cơ bản nhất mà một hành giả cần phải nắm vững.
Thời gian còn lại là những giây phút thực tập bên nhau, cùng thiền hành thiền tọa trong ngôi chánh điện hoặc trên bãi cỏ xanh giữa trời, tạo sự gắn kết giữa thế hệ trước với thế hệ sau. Một cuộc sống hòa ái như nước với sữa, một Tăng đoàn hòa hợp, đoàn kết thật đáng quý, đáng yêu biết bao !
Một vài hình ảnh thiền tập trong ngày: Theo Daophatkhatsi.vn
Buổi sáng ngày thứ 2, Đại đức đã chia sẻ về 4 điều: 1/ Nhận diện giá trị đích thực của khóa tu và sự hiện hữu quý báu của mình trong khóa tu; 2/ Vai trò của tình thầy trò, tình huynh đệ trong quá trình tu tập; 3/ Giá trị của sự hiểu biết Pháp học và Pháp hành trong đời sống của một hành giả; 4/ Tự nâng cao ý thức văn hóa ứng xử (cách sống chung) của một hành giả. Với 4 nội dung chính này, Đại đức đã khích lệ và giảng giải đến với hành giả để từ đó có một tầm nhìn rộng lớn về giáo pháp và tự định hướng cho đời tu của mình.
Trong buổi trưa cúng ngọ, Đại đức đã chia sẻ một thời pháp ngắn để khích lệ quý Phật tử Tịnh xá Ngọc Tân do NS. Chơn Liên hướng dẫn cúng dường. Với bài pháp về ý nghĩa cúng dường: 1/ Cung cách của người cúng; 2/ Tiêu chí của người thọ cúng; và 3/ Cách biểu đạt của người cúng (phẩm vật). Qua 3 tiêu chí trên, Đại đức khích lệ Phật tử cúng dường đến quý chư Tôn đức trong khóa tu đúng cách nhất để tạo nguồn hạnh phúc cho mình và cho người.
Trong giờ pháp đàm buổi chiều, Đại đức đã giải đáp thắc mắc từ các câu hỏi của hành giả. Câu hỏi thứ nhất với nội dung “tam luân không tịch” trong bài kệ “Giở bát” mà các Sa-di phải học thuộc lòng khi giở bát thọ trai. Câu hỏi thứ 2 về cách vượt qua các cảm thọ đau và làm thế nào tu tập với các cảm thọ đau này. Câu hỏi thứ 3 về cách thực tập căn bản Niệm hơi thở vô hơi thở ra.
Vào buổi tối, với thời Sám hối, Đại đức đã hướng dẫn chư Tăng Ni oai nghi, cách lễ bái và cách thưa trình về những sơ suất của mình. Ngang qua đó, Đại đức khích lệ các hành giả phát tâm dõng mãnh trình bạch những điều mà lâu nay vì bản ngã mà phải dấu nhẹm (phú tàng) trong lòng. Đây là cơ hội làm cho giới đức mình tăng trưởng, tâm mình được trong sạch. Ngoài ra, Đại đức còn phân tích thế nào là “phá giới” và “phá kiến” để giúp cho hành giả có cái nhìn về tầm quan trọng của giữ giới cho tự thân và giữ giới đối với tín đồ. Đây là những điều cơ bản nhất mà một hành giả cần phải nắm vững.
Thời gian còn lại là những giây phút thực tập bên nhau, cùng thiền hành thiền tọa trong ngôi chánh điện hoặc trên bãi cỏ xanh giữa trời, tạo sự gắn kết giữa thế hệ trước với thế hệ sau. Một cuộc sống hòa ái như nước với sữa, một Tăng đoàn hòa hợp, đoàn kết thật đáng quý, đáng yêu biết bao !
Một vài hình ảnh thiền tập trong ngày: Theo Daophatkhatsi.vn