Mẹ tôi khổ từ bé. Người ta nói, khổ trước sướng sau, nhưng chữ "sau" ở đây không biết là "sau" đến bao giờ?
Tôi có một bà ngoại nhưng có tới hai ông ngoại, đó là lý do để Mẹ tôi phải khổ suốt thời thơ ấu. Lớn lên, vì chán cảnh gia đình, Mẹ một thân một mình vượt quãng đường gần 2000KM từ Sài Gòn ra Hà Nội làm thuê làm mướn, rồi "trôi dạt" đến vùng đất Hải Phòng.
Mẹ tôi làm đủ nghề để sống: rửa bát cho quán phở, giặt giũ quần áo, chăm sóc người già, xếp hàng đi đổi tem phiếu... Nhưng làm ở đâu, làm công việc gì, Mẹ tôi cũng bị hết người này đến người kia chèn ép. Một phần vì Mẹ tôi là người miền nam, một phần nữa vì chẳng có nhà có cửa, nay ở nhờ nhà người này, mai ở nhà người khác, mình có đúng, cũng chẳng dám cãi lại ai.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con.Bà nội kể, có một hôm trời mưa gió bão bùng, mà bà chủ – chỗ Mẹ tôi đang ở nhờ – nhẫn tâm vứt đồ đạc, quần áo đuổi Mẹ tôi ra khỏi nhà vì cái tội "từ khi mày đến ở, tiền bạc trong nhà tao bị mất rất nhiều". Người trong xóm, thấy có to tiếng thì bu lại xem và ai cũng hiểu sự thật cái việc mất tiền đó chẳng qua là bà chủ nhà muốn ăn quịt 7 tháng tiền công ở đợ của Mẹ tôi. Người ta thương cảm nhưng cũng chẳng giúp được gì, chỉ có bà nội lên tiếng bênh vực và cho Mẹ tôi về nhà ở.
Bà nội nói "con cứ về đây ở với má, không ai dám ăn hiếp con cả. Không phải sợ ai dị nghị điều tiếng gì hết, đứa nào xì xầm, con cứ nói má nhận con làm con dâu". Cái sự cưới xin ngày xưa sao mà đơn giản...
Ngày Mẹ tôi có mang, bà nội ngày đêm cầu trời khấn phật mong đó là con gái, vì người xưa quan niệm "thuận trâu sâu lái, không bằng con gái đầu lòng". Và Mẹ tôi sinh con gái thật. Bà nội mừng lắm và càng yêu quý Mẹ tôi hơn. Tuy cuộc sống có nhiều khó khăn, nhưng vì lần đầu sinh con nên họ hàng giúp đỡ Mẹ tôi nhiều.
Hai năm sau, tôi chào đời và từ lúc đó thì gia đình ngày một túng quẫn. Mẹ tôi phải chăm hai đứa con nhỏ một lúc cũng chẳng còn thời gian buôn bán gì nhiều. Tôi lại là một đứa trẻ hư, ngày đêm chỉ "theo" một mình Mẹ chứ nhất quyết không theo ai khác, hễ ai động vào là khóc, không cách nào giỗ cho nín được. Mâu thuẫn bắt đầu nẩy sinh trong gia đình và chuyện quá khứ cuả Mẹ tôi bị đem ra bới móc.
Năm tôi tròn một tuổi thì cô tôi có mang đứa con đầu lòng. Tuy thế, hai chị em (Mẹ và cô tôi) vẫn lén đi buôn tem phiếu. Một lần không may, cô tôi bị công an kinh tế theo dõi về tận nhà và cho người vô lục soát. Mẹ tôi vì quá thương em đang bụng mang dạ chửa đã đứng ra nhận thay và bị bắt kết án 12 tháng tù giam vì tội buôn tem phiếu.
Chị gái tên Ngọc Yến, tôi là Ngọc Long, còn khi sinh thằng út, bố tôi quyết định đặt tên nó là Ngọc Hoàng – một cái tên bị coi là vô cùng "phạm huý" vào thời ấy, vì muốn lấy "số" của nó làm cho gia đình "khởi sắc". Khi ra UBND Phường đăng ký khai sinh, mấy ông cán bộ còn không cho đặt nhưng sau một hồi cãi vã thì cái tên ấy cũng được ghi vào sổ sách. Chả hiểu quyền năng của nó tới đâu nhưng đúng là từ ngày ấy, gia đình tôi trở nên khấm khá.
Bố Mẹ tôi chuyển qua buôn bán đường dài và nhanh chóng trở thành một trong những đại lý bánh kẹo lớn nhất ở khu vực miền bắc thời đó. Cả khu phố Hàng Buồm buôn bán sầm uất trên Hà Nội và Lãn Ông ở Hải Phòng, không chủ hàng nào là không biết tiếng Mẹ tôi. Hàng ngày, Mẹ tôi chỉ phải thực hiện một việc đơn giản là đi nhận hàng do bố tôi gửi từ Saigon ra, phân phối cho các "bạn hàng" và chiều tối thì đi thu tiền. Một thời gian sau, Mẹ tôi thuê luôn người thực hiện việc đón nhận hàng hoá và phân phối để có thời gian đi đền chùa và lễ phật.
Rồi không biết từ khi nào, Mẹ tôi có thói quen giải trí bằng... số đề. Cả gia đình tôi không ai hay biết gì về chuyện đó. Bà nội thì già, tụi tôi còn quá bé và bố tôi lại đang ở xa. Mẹ tôi bị cuốn vào dòng xoáy của những con số, có thắng có thua nhưng thua nhiều hơn thắng. Và hệ quả tất yếu là số tiền Mẹ tôi "nuôi số" ngày một tăng cao.
Hồi đó, chỉ cần có 180.000đ là có thể mua được một chỉ vàng, nhưng Mẹ tôi sẵn sàng bỏ ra 18 triệu chỉ để đổi lấy vài con số ghi nguệch ngoạc trên một tờ giấy trắng. Những lúc trúng đề, Mẹ tôi lại mua về nhà đủ thứ hoa quả, bánh trái, đồ ăn, đồ uống, đôi khi là những món quà cá nhân đắt giá cho chị em chúng tôi. Nhưng đa phần là thua, và những khi ấy, chỉ một mình Mẹ chịu.
Ngày đó, gia đình tôi không thiếu gì tiền bạc. Việc mua sắm của Mẹ tôi không có ý nghĩa về giá trị vật chất mà chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần. Bởi vì, Mẹ tôi lúc nào cũng bị chê là không sâu sắc. Cả 3 chị em tôi, đi học, đi chơi, đi ăn, đi uống... nhất nhất đều do một tay bà nội chăm sóc và quan tâm. Không phải là Mẹ không thương chị em tôi, nhưng cách sống của Mẹ tôi là như thế, không biết cách thể hiện tình cảm của mình. Ngày ấy, chúng tôi học lớp nào, do ai chủ nhiệm Mẹ tôi cũng không hề biết. Thế nên, những khi Mẹ tôi mua đồ ăn thức uống về cho chúng tôi thì bà nội tỏ ra vui lắm.
Thế mà một dạo, Mẹ tôi tự nhiên đảm đang đến lạ. Mẹ tôi đi tìm mua các quyển sách dậy nấu ăn về nhà tập nấu nướng cho tụi tôi ăn, tắm rửa cho 3 chị em, hỏi han chuyện học hành, rồi dậy cho tụi tôi đủ thứ. Nào là giặt giũ quần áo, ủi đồ, tập đi xe đạp... Mẹ tôi dậy cho tôi cách bán hàng, cách tính tiền, ghi sổ, phân biệt các loại hàng hoá khác nhau. Mẹ nói "Chị Yến là con gái, em Hoàng còn quá nhỏ, chỉ có con là nhanh nhẹn và Mẹ tin tưởng nên Mẹ dạy cho con, sau này con chỉ lại cho chị Yến với em Hoàng".
Đó là thời điểm tháng 6 năm 1994, chuẩn bị diễn ra WorldCup, nên bố tôi từ Saigon trở ra Haiphong để nghỉ ngơi và coi WCup. Thấy Mẹ tôi có nhiều thay đổi, bà nội và bố tôi vui lắm, không khí gia đình lúc đó thật là đầm ấm và hạnh phúc. Mẹ tôi thì chẳng mê gì WCup, nhưng khi ấy lại rất quan tâm và liên tục hỏi em trai tôi WCup diễn ra từ bao giờ đến bao giờ, khi nào thì hết. Mẹ tôi cũng thức đêm để xem cùng và cổ vũ (cả nhà tôi, trừ tôi và bà nội, ai cũng thích coi đá banh), lại nấu mì tôm rau cải cho "để mấy bố con ăn rồi có sức xem nhiều trận đấu".
Một buổi chiều, thứ 7 ngày 11 tháng 6 năm 1994.
Đợi mãi mà không thấy Mẹ tôi về, cả nhà quyết định ăn cơm trước. Đang ăn, thì có một con bé là con của cô T. – bạn thân của Mẹ tôi – cầm đến một cuốn tập học sinh và nói với bố tôi rằng "Cô U. gửi cháu cầm cái này về cho chú" rồi xin phép ra về. Bố tôi giở cuốn tập ra đọc rồi không ăn cơm nữa, bố tôi đợi bà nội ăn xong rồi mời bà vô phòng trong nói chuyện.
Sau đó, bố tôi ra nói với tụi tôi rằng, nhà mình đã có chuyện xảy ra. Mẹ tôi vì quá ham mê đề đóm mà làm khuynh gia bại sản, tiêu hết những số tiền quá lớn, không chỉ của gia đình mà cả tiền vay mượn bạn hàng và những người thân tín. Bây giờ Mẹ sợ người ta đến đòi tiền, xiết đồ, xiết nhà... nên đã trốn đi rồi.
Tụi tôi khi ấy còn quá nhỏ để hình dung ra mức độ nghiêm trọng của thông báo ấy nhưng cũng cảm thấy vô cùng lo sợ. Những cuộc điện thoại được gọi và nhận liên tục, chỉ sau một loáng, toàn bộ đồ đạc và những vật dụng có giá trị trong nhà hoặc đã được khiêng qua nhà hàng xóm gửi, hoặc được chở đến nhà người thân ở rất xa. Bố tôi nói phải làm thế nếu không sẽ có người đến ấy hết đồ đạc đó đi. Chị gái tôi được giao "nhiệm vụ" giữ điện thoại và trốn lên trên gác, nếu "có chuyện gì xảy ra" thì phải gọi ngay cho công an đến. Tôi và thằng em trai bị "tống cổ" qua nhà hàng xóm. Căn nhà trống hoác khi ấy chỉ còn lại bố tôi và một đám xã hội đen là những người đàn em, bạn bè bố tôi kêu tới, trong tay ngồn ngộn những dao, kiếm, kê... ngồi chờ đợi.
Sau này, khi đã đủ lớn để hiểu về câu chuyện ngày hôm đó. Chúng tôi được giải thích rằng các mối làm ăn quan hệ của gia đình tôi toàn dính líu tới những kẻ "có máu mặt" ở Hải Phòng và Hà Nội. Hơn nữa, người mà Mẹ tôi nợ tiền lại có cả các chủ đề, toàn những kẻ sẵn sàng đâm chém, nên bố tôi sợ, khi những người đó biết chuyện Mẹ tôi bỏ đi sẽ kéo đến gây sự. Bây giờ ngồi nghĩ lại, những hình ảnh đó cũng phần nào phai nhạt trong tâm thức của tôi, nhưng ký ức của những ngày tháng đó thực sự là kinh khủng.
Đến sáng ngày hôm sau, chuyện Mẹ tôi bỏ trốn đã lan ra khắp Hải Phòng, và đến chiều thì có những "đợt khách" đầu tiên từ Hà Nội xuống nhà tôi "làm việc". Tôi không nhớ chính xác có bao nhiêu người, nói về những gì nhưng rất may là tất cả đều "đàm phán" trong yên lặng. Chúng tôi thì vẫn ngơ ngơ ngác ngác, chưa hiểu hết được toàn bộ nội dung câu chuyện. Thực ra khi ấy tôi vẫn nghĩ là vài bữa nữa Mẹ tôi sẽ lại về nhà.
Buổi tối, tôi trốn lên gác, nơi chị gái đang "trực" điện thoại và hỏi "chị ơi, thế khi nào Mẹ mới về?". Chị tôi nói "Mẹ không bao giờ về nữa, bà nội nói là Mẹ đi tự tử rồi, vì Mẹ nợ người ta tiền". Tôi bần thần cả người, đến lúc này tôi mới cảm thấy một điều gì đó hết sức tệ hại đã xảy ra, và Mẹ tôi đã chết. Nước mắt tôi chảy ra và chị gái vừa an ủi và doạ tôi rằng "em mà để bố thấy em khóc là bố đánh em chết". Nói được câu trước câu sau rồi chị gái tôi cũng oà lên khóc, hai chị em ôm nhau khóc nức nở trên gác xép...
Với 3 đứa trẻ con thì việc thay đổi từ cuộc sống vương giả xuống dưới mức nghèo hèn cũng không có gì khác nhau nhiều lắm. Có chăng là cái thân phận "mồ côi" mà những vị hàng xóm độc mồm gán cho chúng tôi mỗi khi chúng tôi chơi cùng con cái họ. Từ khi Mẹ tôi đi mất, cuộc sống của bố tôi là những ngày tháng ngập trong men rượu. Bà nội nói, nếu không như thế bố tôi sẽ bị điên. Thời gian ấy, bà nội cũng dọn một quán nước nhỏ ở đầu ngõ để bán kiếm tiền phụ nuôi chị em tôi ăn học.
Năm tôi học lớp 7, chị gái vào lớp 9, tức là cả hai chị em học cùng trường và thường đi và về cùng với nhau. Một buổi tan học, khi chúng tôi vừa ra khỏi cổng trường thì có một "bà Mẹ mìn" quấn khăn kín mặt để ý chúng tôi. Lúc đầu chị gái tôi cũng không nghĩ gì, nhưng khi đi một quãng xa mà vẫn thấy bà đó đi theo nên chị gái tôi kéo tay tôi đi thật nhanh để nhanh nhanh qua quãng đường vắng. Tôi lén quay lại thấy "bà Mẹ mìn" hình như đang đuổi theo tụi tôi thì tim tôi bắt đầu đập thình thịch và tôi thấy sợ. Bỗng, tôi nghe có tiếng gọi "Long ơi, Long" và tim tôi như nghẹn lại, tôi gần như không thể đi nổi nữa trong khi chị tôi vẫn đang giữ chặt tay và dẫn tôi đi. Tôi có cảm giác rằng người đàn bà đó là Mẹ tôi. Dù đã hai năm không gặp, nhưng tôi không thể nhầm lẫn giọng nói của Mẹ tôi được.
Hai chị em tôi cun cút "đi theo" Mẹ ra vườn hoa Nguyễn Du (tụi tôi đi trước, Mẹ tôi đi sau nhưng cách một quãng rất xa, và Mẹ cũng dặn chúng tôi không được quay lại nhìn vì sợ người khác biết). Khi ra đến vườn hoa thì chúng tôi đã thấy cô T – bạn thân của Mẹ tôi ngồi ở đấy. Mẹ tôi nói cô T lấy xe đạp đưa tôi về nhà báo tình hình không ở nhà lo lắng, đồng thời báo cho bố tôi biết Mẹ tôi đang ở ngoài này rồi "dắt cả em Hoàng ra nữa".
Thế nhưng khi cô T chở tôi, bố tôi chở thằng em Út trên hai chiếc xe đạp ra đến "điểm hẹn" thì không thấy Mẹ tôi đâu, chỉ có chị gái tôi đứng khóc, bên dưới là một đám trái cây còn vương vãi. Thì ra trong khi tôi về nhà, có người đã vô tình nhìn thấy Mẹ tôi, vì quá sợ hãi, Mẹ tôi đã chạy một mạch ra bến xe, đón xe lên Hà Nội, và sau đó vào thẳng Sài Gòn. Kết thúc chuyến đi gần 2000KM về thăm nhà và chị em chúng tôi sau hai năm xa cách với cuộc gặp gỡ chưa đầy một tiếng đồng hồ.
Lần thứ 2 tôi có lại cảm giác bần thần, cảm giác trống trải như mình vừa mất đi một thứ gì thiêng liêng mà lẽ ra mình phải có. Nhưng dù sao chăng nữa, tôi cũng biết được rằng Mẹ tôi còn sống, chúng tôi không phải là những đứa trẻ mồ côi...
Sau khi quay lại Saigon, mẹ tôi buôn bán lặt vặt và gom góp mỗi tháng gửi ra cho chúng tôi ba trăm ngàn vừa tiền ăn vừa tiền học. Kèm theo đó là những lá thư kể về cuộc sống hàng ngày, về công việc và mẹ không quên dặn dò chúng tôi phải ngoan, nghe lời bà, nghe lời bố, cũng như phải cố gắng học thật giỏi để sau này đỡ khổ.
Sau những cố gắng để vượt qua cú sốc đầu tiên, bố tôi vay mượn tiền bạc của anh em bạn bè để tiếp tục buôn bán. Nhưng một phần vì phải quan tâm đến việc ăn học của chúng tôi, một phần vì công chuyện làm ăn không được tốt, lại thêm chủ nợ của mẹ đến đòi tiền nên bố tôi đâm ra chán nản, không thiết làm ăn gì nữa vì "có làm cũng thế, làm suốt đời cũng không khá hơn được". Một thời gian sau nữa, bố tôi cũng bỏ vào Saigon với hy vọng được yên ổn để làm ăn, kiếm tiền trả nợ.
Vào tới Saigon, bố tôi mới biết sự thực là mẹ tôi không hề buôn bán gì cả mà đang thực hiện công việc quét rác tại chung cư (mặc dù đây cũng là công việc do bà ngoại nhường lại cho mẹ tôi chứ không dễ dàng gì có được). Mỗi tháng, mẹ tôi được trả công 300 ngàn, và mẹ tôi gửi toàn bộ số tiền đó ra cho chị em tôi ăn học, còn mẹ tôi sống bằng việc nhặt nhạnh các đồ phế thải mà người ta bỏ đi để bán và kiếm thêm. Bố tôi rất tức giận và cho rằng mẹ tôi làm thế là khinh thường ông ấy, là "ngu ngốc, dốt nát không có tài cán gì" nên suốt ngày gây lộn. Chịu không nổi, mẹ tôi lại khăn gói quay ra miền bắc.
Mẹ tôi bắt đầu cuộc sống chui lủi khi thì ở nhà bác gái trên Hà Nội, khi thì ở nhà cô trên Phú Thọ, lúc thì ở nhà một người bạn tại Hà Tây... Nhưng chẳng ở đâu sống được lâu. Sự đời là thế, ngoài gia đình mình, thì có nơi nào có thể dung thân? Cuối cùng, mẹ tôi quyết định một lần nữa quay lại Hải Phòng với quyết tâm "có chết, cũng chết trước mặt các con, sướng hay khổ thì cùng nhau chịu chứ không đi đâu nữa".
Tất nhiên, mẹ tôi không dám ngang nhiên quay về nhà ở cùng chúng tôi, vì mẹ tôi sợ làm liên luỵ đến gia đình. Mẹ tôi qua ở nhờ nhà một người bạn bên Kiến An (từ nhà tôi qua đó hết 9KM). Hàng ngày mẹ tôi làm đủ việc để kiếm tiền, hầu như ai thuê gì cũng làm. Khi thì phụ hồ, khi thì đập đá, lúc thì thực hiện việc "chế tác" thuốc trừ sâu.
Việc đóng thuốc trừ sâu là kinh hoàng hơn cả. Giữa một gian phòng kín mít, nóng như lò lửa (vì sợ có gió thì thuốc sẽ bay hết), mẹ tôi đổ thuốc trừ sâu ra một tấm giấy báo, trộn vôi bột tán nhuyễn vô rồi xúc từng thìa cho vô bọc. Nếu làm không khéo, chỉ cần một ít hỗn hợp đó dính vô tay thì sẽ bỏng rát vì vôi bột gặp mồ hôi là sôi sùng sục lên ngay, rất dễ bị bỏng. Chưa kể đến cái cảm giác choáng váng khi ngồi hít cái chất độc hại đó một thời gian trong phòng kín.
Một tuần một lần, mẹ tôi đi bộ từ Kiến An về Hải Phòng (thông thường vào chiều tối thứ bảy, ở lại cả ngày chủ nhật, sáng thứ hai mẹ tôi đi sớm). Vì sợ mọi người trong xóm biết nên mẹ tôi phải tính tóan thời gian để về đến Hải Phòng khoảng 10 rưỡi, 11 giờ (tối). Mẹ tôi đi bộ 9km hết gần 5 tiếng đồng hồ, đó là khi thời tiết tốt. Có hôm trời mưa, tối thứ bảy tụi tôi ở nhà chờ mãi không thấy mẹ "về", vừa mừng vừa lo. Mừng vì nghĩ trời mưa mẹ không về, như vậy có nghĩa là mẹ không phải đi dưới trời mưa, nhưng lo vì lỡ mẹ đang đi trên đường thì sao? Sao đến bây giờ mà vẫn chưa tới nơi?
Thế nhưng lịch trình của mẹ tôi chưa bao giờ thay đổi. Có hôm mẹ tôi về đến Hải Phòng thì người ướt như chuột lột, nhưng mẹ tôi nói mẹ chỉ thích trời mưa vì đi về không sợ ai phát hiện. Có hôm, nhà có hàng xóm qua chơi, chị em tôi phải cắt cử nhau ra ngòai đường "đón" mẹ. Đợi đến khi vừa trông thấy mẹ là phải "báo động" để mẹ biết mà tránh đi, đợi khi hàng xóm về hết, hai mẹ con mới dám vào nhà.
Một tối thứ bảy, nhà tôi lại có hàng xóm qua chơi. Chị gái "nhận nhiệm vụ" ra đường đón mẹ. Nhưng chờ lâu quá không thấy mẹ về, chị tôi mới tham gia vào trò chơi trốn tìm cùng tụi trẻ con trong xóm. Cũng như những lần trước, đi qua lối đi tập thể, mẹ tôi "chạy xộc" vào nhà và làm bà hàng xóm há hốc miệng, trố mắt nhìn mẹ tôi (ai trong xóm cũng cho rằng mẹ tôi đã chết).
Mẹ tôi để lại một ít đồ ăn và đồ dùng lặt vặt mà mẹ cầm từ Kiến An qua rồi đi ngay. Bốn bà cháu ở lại mà thấp thỏm lo âu. Sau đấy có đến 2, 3 tháng mẹ tôi không về thăm nhà nữa. Nhưng may mắn là bà hàng xóm tốt bụng kia cũng "sống để dạ, chết mang theo" chứ không mang câu chuyện tối hôm đấy đi nói cho những người khác biết.
Trong những lúc mẹ tôi ở Hải Phòng (thứ 7 và chủ nhật), mọi sinh họat của mẹ đều diễn ra trong căn buồng bên hông nhà. Căn buồng đó có cửa sổ nhỏ nhìn thẳng ra đường đi của khu tập thể, lại có cầu thang lên gác xép. Nếu bỏ qua việc nó có quá nhiều muỗi và ẩm thấp thì đó là một chỗ "ẩn náu" lý tưởng cho mẹ tôi. Mẹ nhờ tụi tôi xách nước vào trong nhà để mẹ giặt giũ quần áo, chăn màn, nấu cơm, lau nhà... nói chung là tất cả mọi việc mà mẹ có thể làm. Chúng tôi không ai bảo ai nhưng đều rất thương mẹ và tự ý thức bằng mọi cách phải "bảo vệ" mẹ, nhất quyết không để cho ai biết được sự hiện diện của mẹ tại Hải Phòng.
Cho đến một buổi chiều, tôi đang thiu thiu ngủ thì thằng bạn thân đến í ới gọi đi đá banh. Tôi bật dậy và tính đi ngay nhưng thấy mẹ tôi thập thò trong buồng và ra hiệu gì đó. Tôi vào trong và mẹ tôi nói rằng nghe chị Yến nói gần đến kỳ thi rồi mà tôi hay đi chơi, mẹ tôi nói ở nhà học bài đi. Tôi cự lại rằng tôi không cần ôn, tôi học giỏi mà thi học kỳ có gì khó khăn đâu. Nói qua nói lại một hồi, tôi bảo rằng mẹ làm sao biết về chuyện học của con được rồi tôi vùng vằng không nói nữa. Sau đó tôi cố tình chạy ra ngòai cửa, vì tôi biết mẹ tôi sẽ không dám đi ra đó để đôi co với tôi được.
Khi đi đá banh về, mẹ tôi lại mang chuyện đó ra mắng tôi và tôi cảm thấy rất bực mình. Một hồi, hết chịu nổi tôi mới cố tình nói thật to lên là "Mẹ chẳng biết gì về chuyện học của con cả, mẹ đừng có nghe chị Yến nói linh tinh, con mệt quá". Và đúng như tôi suy tính, mẹ tôi tỏ ra sợ hãi và cố gắng nói thật khẽ "Thôi được rồi, con không cần phải hét lên như thế, con muốn chủ nợ đến bắt mẹ đi phải không?". Tôi không hiểu khi đó tôi suy nghĩ gì nữa, và tôi tiếp tục hét lên "Con chẳng muốn gì hết, sao mẹ cứ đổ tội cho con thế" và khốn nạn là khi ấy có bà già ở nhà bên cạnh đi qua. Bà ấy vốn chẳng ưa gì gia đình tôi, thế mà cũng thò đầu vào nhà nói một câu "À, cô U. đã về nhà đấy à". Mẹ tôi chết đứng người, còn tôi thì cảm thấy vô cùng sợ hãi.
Tối hôm đó, mẹ tôi mang hết quần áo, chăn màn trong nhà ra giặt. Mẹ tôi vá lại mấy cái áo gối bị rách. Nấu cơm cho tụi tôi ăn. Tất cả những việc ấy mẹ tôi làm ở ngòai sân tập thể, không ngại ngùng, không giấu diếm nhưng cũng chẳng nói với ai tiếng nào. Tối muộn, mẹ tôi lặng lẽ xếp đồ, căn dặn tụi tôi một số thứ rồi nói với bà nội rằng "Con xin phép Má, con về lại Saigon". Mờ sáng hôm sau, mẹ tôi mang nốt mấy cái chiếu ra bể nước công cộng giặt. Vì quá ân hận về việc làm của mình, tôi trằn trọc cả đêm không ngủ được. Khi tôi thức dậy là khoảng 3h sáng, không thấy mẹ đâu cả, tôi cứ nghĩ mẹ tôi đã đi rồi. Nhưng khi ra đến sân thì tôi thấy mẹ tôi đang ngồi cọ chiếu. Trời tối không nhìn rõ mặt người, mẹ tôi cũng ko biết là tôi đang đứng đó. Tôi chăm chăm nhìn vào cái khoảng tranh tối tranh sáng mà tôi cố hình dung ra dáng ngồi cuả mẹ. Mắt tôi nhòa đi và tôi khóc. Những giọt nước mắt ân hận nhưng không thể thay đổi được lỗi lầm mà mình mang đến.
Tờ mờ sáng, mẹ tôi mang đồ đạc, bắt xe ôm về Kiến An, sau đó quay lại Sài Gòn. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng mẹ tôi đi không phải cuốc bộ 9 cây số để đi từ Hải Phòng sang Kiến An.
Đến tận bây giờ, tôi vẫn không thôi day dứt về câu nói của tôi ngày hôm ấy. Còn mẹ tôi, cả lúc ấy và sau này, chưa bao giờ mẹ tôi nói việc mẹ tôi quay lại Saigon là do tôi. Nhưng có một sự thật, là lại một lần nữa, chúng tôi mất mẹ.
Sau lần đấy, mẹ vào ở hẳn trong Sài Gòn. Bà ngoại mất, mẹ trắng tay, việc quét rác cũng không còn. Gom góp chút ít đồ đạc mang đi bán và vay tiền đứng, mẹ tôi ra chạy hàng ở chợ trời. Công việc ấy theo mẹ đến tận bây giờ. Dù sao, buôn bán cũng là một trong số ít "kỹ năng" mà mẹ tôi thành thạo nhất. Thế nên, công việc tuy vất vả nhưng thu nhập có khá hơn đôi chút.
Học hết 12, đi dạy gia sư một năm nữa cũng không đủ tiền học đại học, tôi đồng ý theo bố vào Sài Gòn học nghề. Những ngày đầu tiên sống ở cái thành phố được coi là "sầm uất và hiện đại nhất Việt Nam" quả thực là những chuỗi ngày kinh khủng. Không bạn bè, lại chẳng rành đường đi nước bước, từ sáng đến tối tôi chỉ biết bó gối ở nhà.
Sáng hôm ấy, mẹ chở hàng qua "điểm tập kết" rồi vòng xe lại đón tôi. Mẹ lấy dao cắt đứt mấy cái sợi dây nham nhở buộc gá hai thanh gỗ vào yên sau của chiếc xe để làm gác-ba-ga ra cho tôi ngồi. Tôi lớn và cao hơn mẹ, thế mà lần ấy tự nhiên cứ cun cút làm theo, mẹ bảo sao làm thế, không thấy ngại ngùng chi hết. Mẹ chở tôi qua cầu Tân Thuận, rẽ vô chợ Xóm Chiếu. Mẹ dặn tôi đứng ngoài trông xe để mẹ vô mua đồ. Trời nắng như đổ lửa, khi quay ra thì mẹ chảy mồ hôi nhễ nhại, buộc chằng chịt mấy thứ đồ lặt vặt vào hai bên xe rồi đưa cho tôi một trái dừa mát lạnh.
Sau đó hai mẹ con qua bên quận 1. Mẹ dắt tôi ra "chợ" và mua cho tôi mấy bộ quần áo cũ. Bà bán hàng cũng là người quen nên từ chối nhận tiền, nhìn tôi cười và nói "con vô là má con vui lắm, chịu khó đỡ đần má nha con". Hôm ấy tôi ở với mẹ cả ngày. Lần đầu tiên trong đời tôi biết mùi vị của cái gọi là "chợ trời".
Mẹ mua cho tôi một chiếc xe đạp mới, trị giá 600 ngàn. Có xe, chiều chiều tôi qua phụ bán hàng với mẹ. Tôi quen dần với việc căng mắt ra "theo dõi động tĩnh" của chiếc xe deep của công an từ 3 ngả đường lao tới. Rồi quen luôn việc túm 4 góc của tấm nylon đựng hàng vào một chỗ, vác lên vai và... chạy. Thuộc nằm lòng các "đại lý" mua hàng để đi mua mỗi khi mẹ đông khách. Nhưng việc trực tiếp bán hàng thì tôi không làm được, dù đã cố nhưng tôi luôn lầm giá của các món hàng với nhau.
Chiều hôm ấy, đang ngồi xếp lại hàng hoá thì có hô người "xe deep tớiiiiiiiiii....". Cảnh nháo nhào quen thuộc lại được diễn ra đúng như kịch bản. Ai có nhiều hàng thì ôm và chạy. Kẻ chạy ngang, người chạy dọc. Ai có ít thì túm lại cầm trên tay và nép vào trong một xe hàng hay gốc cây nào đó. Mẹ tôi nhanh như chớp, quàng cái ba-lô đựng hàng lên vai, túm tấm nylon trải dưới đất và chạy về hướng chung cư. Tôi cũng ôm hai cây quạt lủi vào trong góc một xe hủ tiếu.
Tôi hoảng hồn khi thấy chiếc xe đỗ xịch vào góc đường chỗ tôi "ẩn nấp". Tôi ôm hai cây quạt chạy về phía ngã tư Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình. Chiếc xe deep cũng dí theo sát nút. Đúng ngay khúc cua để chạy về phía chung cư thì tôi trượt sân ngã, tối xầm mặt mũi. Hai cây quạt văng ra vệ đường. Khi định thần lại thì tôi thấy mẹ. Mẹ đỡ tôi dậy, lấy cái khăn bịt chặt chỗ chảy máu ở chân và trên má. Mấy thằng dân phòng nhẩy xuống gom đồ rồi quăng lên xe deep. Người đi đường xúm lại chửi bới, một số người khác giúp giằng co lấy lại mấy túi đồ. Tụi dân phòng hậm hực bỏ đi. Tôi nghe loáng thoáng có người bình luận "thế là hên quá rồi".
Không "may mắn" như mẹ con tôi. Dì út – cũng bán chợ trời, nhưng ở khúc trên bảo tàng – một lần bị công an dí, chạy không kịp vì có quá nhiều hàng hoá. Một tay giữ con, một tay giữ đồ, giằng co với thằng này thì thằng kia hốt luôn chiếc xe đạp quẳng lên xe deep. Chạy ra giữ xe thì bị hốt nốt cả đống hàng. Dì tôi lên phường van vỉ nhưng đang đúng "chiến dịch 2-9″ nên coi như mất trắng. Tuyệt vọng, dì Út mang cả can xăng lên phường, dội vào người rồi châm lửa đốt.
Tụi công an Phường mang bình khí CO2 ra xịt nhoe nhoét khắp người dì Út rồi kêu xe chở lên bệnh viện. Tụi nó bắt mẹ tôi ký vào biên bản phạt tội "gây rối trật tự công cộng" và "tự hủy hoại thân thể". Sự việc của dì Út làm rúng động cả khu buôn bán chợ trời, người ta kéo nhau lên Phường "biểu tình" đòi lại hàng và xe nhưng tụi công an nhất định không trả. Sau đấy, một tối mẹ tôi đi bán hàng về thông báo tin mừng "có cô nhà báo đến phỏng vấn và viết bài, tụi nó sợ quá trả lại hàng và xe cho dì P rồi. Lại hỗ trợ tiền viện phí. Cô nhà báo còn nói có ông Tây ở tổ chức gì đấy biết chuyện đi quyên góp tặng cho dì P 14 triệu".
Thật là một số tiền quá lớn. Ai cũng nói là dì tôi may mắn. Có điều, 2/3 vùng da mặt và cổ của dì đã bị huỷ hoại hoàn toàn. Nhưng từ dạo đó, mẹ con tôi nhàn hơn hẳn vì không phải nơm nớp lo sợ bị công an dí. Người ta nói "Tụi nó không dám đụng đến chị em Bà Hai nữa, chị em bà gan quá". Mẹ tôi cười buồn "hoá ra tôi được nhờ con P". Còn tôi thì day dứt và thấy mình bất lực. Khát khao kiếm tiền trong tôi lúc nào cũng sôi sục với quyết tâm vò nát cái ký ức của những ngày giúp mẹ ở chợ trời.
Tôi muốn làm báo vì như vậy. Tôi thấy làm báp, có thể giúp được nhiều người, nhất là những người thấp cổ bé họng và chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
***
Khi đã có việc làm ổn định, tôi bảo mẹ "Mẹ ơi, mẹ ở nhà đi, mẹ đừng ra bán hàng chợ trời nữa, cực khổ lại chẳng được bao nhiêu. Con chịu khó, mỗi tuần viết thêm một bài báo, mẹ dư tiền xài". Thật không ngờ, mẹ tôi phản ứng dữ dội. Mẹ nói mà như hét lên "Mẹ không cần ai nuôi mẹ hết, mẹ tự làm tự ăn, bao giờ không làm được nữa thì mẹ chết đói, mẹ không phải ăn bám ai cả". Mắt mẹ đỏ hoe, ầng ậc nước. Tôi ngơ ngác và bất ngờ. Từ đấy, cũng chẳng bao giờ dám đả động gì đến việc buôn bán chợ trời của mẹ.
Chỉ vì một sai lầm mà mẹ tôi chắc sẽ cả đời ân hận. Chị em tôi không bao giờ trách mẹ, vì mẹ là mẹ của chúng tôi, đơn giản vậy thôi. Mẹ tôi nói hợp với khí hậu Sài Gòn, và bố tôi cũng thế. Bố tôi bảo là khi nào bà nội mất sẽ bán nhà rồi chuyển hộ khẩu vào trong Saigon. Tôi thì không mong như thế. Tôi chỉ mong kiếm được nhiều tiền, trả hết nợ cho mẹ, để một ngày nào đó Mẹ tôi có thể ngẩng cao đầu đi lại trên những đường phố ở Hải Phòng, không phải sợ sệt ai, không phải trốn chạy khi gặp một người thân thuộc. Tôi cũng muốn có một ngày sinh nhật ở Hải Phòng, nơi có đầy đủ bà con họ hàng thân thích, có thầy cô, bạn bè của tôi; có bà nội, có chị gái, có em trai, có bố và có mẹ.
Mỗi lần họp lớp, tôi lại cười trừ mỗi khi tụi bạn học cấp III khoe về việc mua xe honda mới, mua laptop xịn... Tôi có 3 năm đi làm ở Saigon bằng xe buýt, 2 năm nữa để có được một chiếc xe máy cà tàng hỏng lên hỏng xuống... Nhưng tôi đã trả hết nợ cho gia đình, giúp cho chị gái và em trai đi học đến nơi đến chốn và mua cho bố mẹ một căn nhà tại Saigon để ở. Có thể đối với nhiều người, đó là những việc rất đỗi bình thường, nhưng với tôi, đó là việc quyết tâm thực hiện lời hứa "thoát nghèo" mà tôi biết mình phải thực hiện bằng mọi giá từ lúc học lớp 10.
Hôm nay là lễ Vu Lan, nhưng nó không có ý nghĩa gì với tôi nhiều lắm ngoại trừ là cái cớ để viết lại câu chuyện của những ngày xưa cũ. Vì trong cuộc sống gia đình, ngày nào cũng là một đại lễ Vu Lan mà tôi dành cho mẹ.
Tôi có một bà ngoại nhưng có tới hai ông ngoại, đó là lý do để Mẹ tôi phải khổ suốt thời thơ ấu. Lớn lên, vì chán cảnh gia đình, Mẹ một thân một mình vượt quãng đường gần 2000KM từ Sài Gòn ra Hà Nội làm thuê làm mướn, rồi "trôi dạt" đến vùng đất Hải Phòng.
Mẹ tôi làm đủ nghề để sống: rửa bát cho quán phở, giặt giũ quần áo, chăm sóc người già, xếp hàng đi đổi tem phiếu... Nhưng làm ở đâu, làm công việc gì, Mẹ tôi cũng bị hết người này đến người kia chèn ép. Một phần vì Mẹ tôi là người miền nam, một phần nữa vì chẳng có nhà có cửa, nay ở nhờ nhà người này, mai ở nhà người khác, mình có đúng, cũng chẳng dám cãi lại ai.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con.Bà nội kể, có một hôm trời mưa gió bão bùng, mà bà chủ – chỗ Mẹ tôi đang ở nhờ – nhẫn tâm vứt đồ đạc, quần áo đuổi Mẹ tôi ra khỏi nhà vì cái tội "từ khi mày đến ở, tiền bạc trong nhà tao bị mất rất nhiều". Người trong xóm, thấy có to tiếng thì bu lại xem và ai cũng hiểu sự thật cái việc mất tiền đó chẳng qua là bà chủ nhà muốn ăn quịt 7 tháng tiền công ở đợ của Mẹ tôi. Người ta thương cảm nhưng cũng chẳng giúp được gì, chỉ có bà nội lên tiếng bênh vực và cho Mẹ tôi về nhà ở.
Bà nội nói "con cứ về đây ở với má, không ai dám ăn hiếp con cả. Không phải sợ ai dị nghị điều tiếng gì hết, đứa nào xì xầm, con cứ nói má nhận con làm con dâu". Cái sự cưới xin ngày xưa sao mà đơn giản...
Ngày Mẹ tôi có mang, bà nội ngày đêm cầu trời khấn phật mong đó là con gái, vì người xưa quan niệm "thuận trâu sâu lái, không bằng con gái đầu lòng". Và Mẹ tôi sinh con gái thật. Bà nội mừng lắm và càng yêu quý Mẹ tôi hơn. Tuy cuộc sống có nhiều khó khăn, nhưng vì lần đầu sinh con nên họ hàng giúp đỡ Mẹ tôi nhiều.
Hai năm sau, tôi chào đời và từ lúc đó thì gia đình ngày một túng quẫn. Mẹ tôi phải chăm hai đứa con nhỏ một lúc cũng chẳng còn thời gian buôn bán gì nhiều. Tôi lại là một đứa trẻ hư, ngày đêm chỉ "theo" một mình Mẹ chứ nhất quyết không theo ai khác, hễ ai động vào là khóc, không cách nào giỗ cho nín được. Mâu thuẫn bắt đầu nẩy sinh trong gia đình và chuyện quá khứ cuả Mẹ tôi bị đem ra bới móc.
Năm tôi tròn một tuổi thì cô tôi có mang đứa con đầu lòng. Tuy thế, hai chị em (Mẹ và cô tôi) vẫn lén đi buôn tem phiếu. Một lần không may, cô tôi bị công an kinh tế theo dõi về tận nhà và cho người vô lục soát. Mẹ tôi vì quá thương em đang bụng mang dạ chửa đã đứng ra nhận thay và bị bắt kết án 12 tháng tù giam vì tội buôn tem phiếu.
Chị gái tên Ngọc Yến, tôi là Ngọc Long, còn khi sinh thằng út, bố tôi quyết định đặt tên nó là Ngọc Hoàng – một cái tên bị coi là vô cùng "phạm huý" vào thời ấy, vì muốn lấy "số" của nó làm cho gia đình "khởi sắc". Khi ra UBND Phường đăng ký khai sinh, mấy ông cán bộ còn không cho đặt nhưng sau một hồi cãi vã thì cái tên ấy cũng được ghi vào sổ sách. Chả hiểu quyền năng của nó tới đâu nhưng đúng là từ ngày ấy, gia đình tôi trở nên khấm khá.
Bố Mẹ tôi chuyển qua buôn bán đường dài và nhanh chóng trở thành một trong những đại lý bánh kẹo lớn nhất ở khu vực miền bắc thời đó. Cả khu phố Hàng Buồm buôn bán sầm uất trên Hà Nội và Lãn Ông ở Hải Phòng, không chủ hàng nào là không biết tiếng Mẹ tôi. Hàng ngày, Mẹ tôi chỉ phải thực hiện một việc đơn giản là đi nhận hàng do bố tôi gửi từ Saigon ra, phân phối cho các "bạn hàng" và chiều tối thì đi thu tiền. Một thời gian sau, Mẹ tôi thuê luôn người thực hiện việc đón nhận hàng hoá và phân phối để có thời gian đi đền chùa và lễ phật.
Rồi không biết từ khi nào, Mẹ tôi có thói quen giải trí bằng... số đề. Cả gia đình tôi không ai hay biết gì về chuyện đó. Bà nội thì già, tụi tôi còn quá bé và bố tôi lại đang ở xa. Mẹ tôi bị cuốn vào dòng xoáy của những con số, có thắng có thua nhưng thua nhiều hơn thắng. Và hệ quả tất yếu là số tiền Mẹ tôi "nuôi số" ngày một tăng cao.
Hồi đó, chỉ cần có 180.000đ là có thể mua được một chỉ vàng, nhưng Mẹ tôi sẵn sàng bỏ ra 18 triệu chỉ để đổi lấy vài con số ghi nguệch ngoạc trên một tờ giấy trắng. Những lúc trúng đề, Mẹ tôi lại mua về nhà đủ thứ hoa quả, bánh trái, đồ ăn, đồ uống, đôi khi là những món quà cá nhân đắt giá cho chị em chúng tôi. Nhưng đa phần là thua, và những khi ấy, chỉ một mình Mẹ chịu.
Ngày đó, gia đình tôi không thiếu gì tiền bạc. Việc mua sắm của Mẹ tôi không có ý nghĩa về giá trị vật chất mà chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần. Bởi vì, Mẹ tôi lúc nào cũng bị chê là không sâu sắc. Cả 3 chị em tôi, đi học, đi chơi, đi ăn, đi uống... nhất nhất đều do một tay bà nội chăm sóc và quan tâm. Không phải là Mẹ không thương chị em tôi, nhưng cách sống của Mẹ tôi là như thế, không biết cách thể hiện tình cảm của mình. Ngày ấy, chúng tôi học lớp nào, do ai chủ nhiệm Mẹ tôi cũng không hề biết. Thế nên, những khi Mẹ tôi mua đồ ăn thức uống về cho chúng tôi thì bà nội tỏ ra vui lắm.
Thế mà một dạo, Mẹ tôi tự nhiên đảm đang đến lạ. Mẹ tôi đi tìm mua các quyển sách dậy nấu ăn về nhà tập nấu nướng cho tụi tôi ăn, tắm rửa cho 3 chị em, hỏi han chuyện học hành, rồi dậy cho tụi tôi đủ thứ. Nào là giặt giũ quần áo, ủi đồ, tập đi xe đạp... Mẹ tôi dậy cho tôi cách bán hàng, cách tính tiền, ghi sổ, phân biệt các loại hàng hoá khác nhau. Mẹ nói "Chị Yến là con gái, em Hoàng còn quá nhỏ, chỉ có con là nhanh nhẹn và Mẹ tin tưởng nên Mẹ dạy cho con, sau này con chỉ lại cho chị Yến với em Hoàng".
Đó là thời điểm tháng 6 năm 1994, chuẩn bị diễn ra WorldCup, nên bố tôi từ Saigon trở ra Haiphong để nghỉ ngơi và coi WCup. Thấy Mẹ tôi có nhiều thay đổi, bà nội và bố tôi vui lắm, không khí gia đình lúc đó thật là đầm ấm và hạnh phúc. Mẹ tôi thì chẳng mê gì WCup, nhưng khi ấy lại rất quan tâm và liên tục hỏi em trai tôi WCup diễn ra từ bao giờ đến bao giờ, khi nào thì hết. Mẹ tôi cũng thức đêm để xem cùng và cổ vũ (cả nhà tôi, trừ tôi và bà nội, ai cũng thích coi đá banh), lại nấu mì tôm rau cải cho "để mấy bố con ăn rồi có sức xem nhiều trận đấu".
Một buổi chiều, thứ 7 ngày 11 tháng 6 năm 1994.
Đợi mãi mà không thấy Mẹ tôi về, cả nhà quyết định ăn cơm trước. Đang ăn, thì có một con bé là con của cô T. – bạn thân của Mẹ tôi – cầm đến một cuốn tập học sinh và nói với bố tôi rằng "Cô U. gửi cháu cầm cái này về cho chú" rồi xin phép ra về. Bố tôi giở cuốn tập ra đọc rồi không ăn cơm nữa, bố tôi đợi bà nội ăn xong rồi mời bà vô phòng trong nói chuyện.
Sau đó, bố tôi ra nói với tụi tôi rằng, nhà mình đã có chuyện xảy ra. Mẹ tôi vì quá ham mê đề đóm mà làm khuynh gia bại sản, tiêu hết những số tiền quá lớn, không chỉ của gia đình mà cả tiền vay mượn bạn hàng và những người thân tín. Bây giờ Mẹ sợ người ta đến đòi tiền, xiết đồ, xiết nhà... nên đã trốn đi rồi.
Tụi tôi khi ấy còn quá nhỏ để hình dung ra mức độ nghiêm trọng của thông báo ấy nhưng cũng cảm thấy vô cùng lo sợ. Những cuộc điện thoại được gọi và nhận liên tục, chỉ sau một loáng, toàn bộ đồ đạc và những vật dụng có giá trị trong nhà hoặc đã được khiêng qua nhà hàng xóm gửi, hoặc được chở đến nhà người thân ở rất xa. Bố tôi nói phải làm thế nếu không sẽ có người đến ấy hết đồ đạc đó đi. Chị gái tôi được giao "nhiệm vụ" giữ điện thoại và trốn lên trên gác, nếu "có chuyện gì xảy ra" thì phải gọi ngay cho công an đến. Tôi và thằng em trai bị "tống cổ" qua nhà hàng xóm. Căn nhà trống hoác khi ấy chỉ còn lại bố tôi và một đám xã hội đen là những người đàn em, bạn bè bố tôi kêu tới, trong tay ngồn ngộn những dao, kiếm, kê... ngồi chờ đợi.
Sau này, khi đã đủ lớn để hiểu về câu chuyện ngày hôm đó. Chúng tôi được giải thích rằng các mối làm ăn quan hệ của gia đình tôi toàn dính líu tới những kẻ "có máu mặt" ở Hải Phòng và Hà Nội. Hơn nữa, người mà Mẹ tôi nợ tiền lại có cả các chủ đề, toàn những kẻ sẵn sàng đâm chém, nên bố tôi sợ, khi những người đó biết chuyện Mẹ tôi bỏ đi sẽ kéo đến gây sự. Bây giờ ngồi nghĩ lại, những hình ảnh đó cũng phần nào phai nhạt trong tâm thức của tôi, nhưng ký ức của những ngày tháng đó thực sự là kinh khủng.
Đến sáng ngày hôm sau, chuyện Mẹ tôi bỏ trốn đã lan ra khắp Hải Phòng, và đến chiều thì có những "đợt khách" đầu tiên từ Hà Nội xuống nhà tôi "làm việc". Tôi không nhớ chính xác có bao nhiêu người, nói về những gì nhưng rất may là tất cả đều "đàm phán" trong yên lặng. Chúng tôi thì vẫn ngơ ngơ ngác ngác, chưa hiểu hết được toàn bộ nội dung câu chuyện. Thực ra khi ấy tôi vẫn nghĩ là vài bữa nữa Mẹ tôi sẽ lại về nhà.
Buổi tối, tôi trốn lên gác, nơi chị gái đang "trực" điện thoại và hỏi "chị ơi, thế khi nào Mẹ mới về?". Chị tôi nói "Mẹ không bao giờ về nữa, bà nội nói là Mẹ đi tự tử rồi, vì Mẹ nợ người ta tiền". Tôi bần thần cả người, đến lúc này tôi mới cảm thấy một điều gì đó hết sức tệ hại đã xảy ra, và Mẹ tôi đã chết. Nước mắt tôi chảy ra và chị gái vừa an ủi và doạ tôi rằng "em mà để bố thấy em khóc là bố đánh em chết". Nói được câu trước câu sau rồi chị gái tôi cũng oà lên khóc, hai chị em ôm nhau khóc nức nở trên gác xép...
Với 3 đứa trẻ con thì việc thay đổi từ cuộc sống vương giả xuống dưới mức nghèo hèn cũng không có gì khác nhau nhiều lắm. Có chăng là cái thân phận "mồ côi" mà những vị hàng xóm độc mồm gán cho chúng tôi mỗi khi chúng tôi chơi cùng con cái họ. Từ khi Mẹ tôi đi mất, cuộc sống của bố tôi là những ngày tháng ngập trong men rượu. Bà nội nói, nếu không như thế bố tôi sẽ bị điên. Thời gian ấy, bà nội cũng dọn một quán nước nhỏ ở đầu ngõ để bán kiếm tiền phụ nuôi chị em tôi ăn học.
Năm tôi học lớp 7, chị gái vào lớp 9, tức là cả hai chị em học cùng trường và thường đi và về cùng với nhau. Một buổi tan học, khi chúng tôi vừa ra khỏi cổng trường thì có một "bà Mẹ mìn" quấn khăn kín mặt để ý chúng tôi. Lúc đầu chị gái tôi cũng không nghĩ gì, nhưng khi đi một quãng xa mà vẫn thấy bà đó đi theo nên chị gái tôi kéo tay tôi đi thật nhanh để nhanh nhanh qua quãng đường vắng. Tôi lén quay lại thấy "bà Mẹ mìn" hình như đang đuổi theo tụi tôi thì tim tôi bắt đầu đập thình thịch và tôi thấy sợ. Bỗng, tôi nghe có tiếng gọi "Long ơi, Long" và tim tôi như nghẹn lại, tôi gần như không thể đi nổi nữa trong khi chị tôi vẫn đang giữ chặt tay và dẫn tôi đi. Tôi có cảm giác rằng người đàn bà đó là Mẹ tôi. Dù đã hai năm không gặp, nhưng tôi không thể nhầm lẫn giọng nói của Mẹ tôi được.
Hai chị em tôi cun cút "đi theo" Mẹ ra vườn hoa Nguyễn Du (tụi tôi đi trước, Mẹ tôi đi sau nhưng cách một quãng rất xa, và Mẹ cũng dặn chúng tôi không được quay lại nhìn vì sợ người khác biết). Khi ra đến vườn hoa thì chúng tôi đã thấy cô T – bạn thân của Mẹ tôi ngồi ở đấy. Mẹ tôi nói cô T lấy xe đạp đưa tôi về nhà báo tình hình không ở nhà lo lắng, đồng thời báo cho bố tôi biết Mẹ tôi đang ở ngoài này rồi "dắt cả em Hoàng ra nữa".
Thế nhưng khi cô T chở tôi, bố tôi chở thằng em Út trên hai chiếc xe đạp ra đến "điểm hẹn" thì không thấy Mẹ tôi đâu, chỉ có chị gái tôi đứng khóc, bên dưới là một đám trái cây còn vương vãi. Thì ra trong khi tôi về nhà, có người đã vô tình nhìn thấy Mẹ tôi, vì quá sợ hãi, Mẹ tôi đã chạy một mạch ra bến xe, đón xe lên Hà Nội, và sau đó vào thẳng Sài Gòn. Kết thúc chuyến đi gần 2000KM về thăm nhà và chị em chúng tôi sau hai năm xa cách với cuộc gặp gỡ chưa đầy một tiếng đồng hồ.
Lần thứ 2 tôi có lại cảm giác bần thần, cảm giác trống trải như mình vừa mất đi một thứ gì thiêng liêng mà lẽ ra mình phải có. Nhưng dù sao chăng nữa, tôi cũng biết được rằng Mẹ tôi còn sống, chúng tôi không phải là những đứa trẻ mồ côi...
Sau khi quay lại Saigon, mẹ tôi buôn bán lặt vặt và gom góp mỗi tháng gửi ra cho chúng tôi ba trăm ngàn vừa tiền ăn vừa tiền học. Kèm theo đó là những lá thư kể về cuộc sống hàng ngày, về công việc và mẹ không quên dặn dò chúng tôi phải ngoan, nghe lời bà, nghe lời bố, cũng như phải cố gắng học thật giỏi để sau này đỡ khổ.
Sau những cố gắng để vượt qua cú sốc đầu tiên, bố tôi vay mượn tiền bạc của anh em bạn bè để tiếp tục buôn bán. Nhưng một phần vì phải quan tâm đến việc ăn học của chúng tôi, một phần vì công chuyện làm ăn không được tốt, lại thêm chủ nợ của mẹ đến đòi tiền nên bố tôi đâm ra chán nản, không thiết làm ăn gì nữa vì "có làm cũng thế, làm suốt đời cũng không khá hơn được". Một thời gian sau nữa, bố tôi cũng bỏ vào Saigon với hy vọng được yên ổn để làm ăn, kiếm tiền trả nợ.
Vào tới Saigon, bố tôi mới biết sự thực là mẹ tôi không hề buôn bán gì cả mà đang thực hiện công việc quét rác tại chung cư (mặc dù đây cũng là công việc do bà ngoại nhường lại cho mẹ tôi chứ không dễ dàng gì có được). Mỗi tháng, mẹ tôi được trả công 300 ngàn, và mẹ tôi gửi toàn bộ số tiền đó ra cho chị em tôi ăn học, còn mẹ tôi sống bằng việc nhặt nhạnh các đồ phế thải mà người ta bỏ đi để bán và kiếm thêm. Bố tôi rất tức giận và cho rằng mẹ tôi làm thế là khinh thường ông ấy, là "ngu ngốc, dốt nát không có tài cán gì" nên suốt ngày gây lộn. Chịu không nổi, mẹ tôi lại khăn gói quay ra miền bắc.
Mẹ tôi bắt đầu cuộc sống chui lủi khi thì ở nhà bác gái trên Hà Nội, khi thì ở nhà cô trên Phú Thọ, lúc thì ở nhà một người bạn tại Hà Tây... Nhưng chẳng ở đâu sống được lâu. Sự đời là thế, ngoài gia đình mình, thì có nơi nào có thể dung thân? Cuối cùng, mẹ tôi quyết định một lần nữa quay lại Hải Phòng với quyết tâm "có chết, cũng chết trước mặt các con, sướng hay khổ thì cùng nhau chịu chứ không đi đâu nữa".
Tất nhiên, mẹ tôi không dám ngang nhiên quay về nhà ở cùng chúng tôi, vì mẹ tôi sợ làm liên luỵ đến gia đình. Mẹ tôi qua ở nhờ nhà một người bạn bên Kiến An (từ nhà tôi qua đó hết 9KM). Hàng ngày mẹ tôi làm đủ việc để kiếm tiền, hầu như ai thuê gì cũng làm. Khi thì phụ hồ, khi thì đập đá, lúc thì thực hiện việc "chế tác" thuốc trừ sâu.
Việc đóng thuốc trừ sâu là kinh hoàng hơn cả. Giữa một gian phòng kín mít, nóng như lò lửa (vì sợ có gió thì thuốc sẽ bay hết), mẹ tôi đổ thuốc trừ sâu ra một tấm giấy báo, trộn vôi bột tán nhuyễn vô rồi xúc từng thìa cho vô bọc. Nếu làm không khéo, chỉ cần một ít hỗn hợp đó dính vô tay thì sẽ bỏng rát vì vôi bột gặp mồ hôi là sôi sùng sục lên ngay, rất dễ bị bỏng. Chưa kể đến cái cảm giác choáng váng khi ngồi hít cái chất độc hại đó một thời gian trong phòng kín.
Một tuần một lần, mẹ tôi đi bộ từ Kiến An về Hải Phòng (thông thường vào chiều tối thứ bảy, ở lại cả ngày chủ nhật, sáng thứ hai mẹ tôi đi sớm). Vì sợ mọi người trong xóm biết nên mẹ tôi phải tính tóan thời gian để về đến Hải Phòng khoảng 10 rưỡi, 11 giờ (tối). Mẹ tôi đi bộ 9km hết gần 5 tiếng đồng hồ, đó là khi thời tiết tốt. Có hôm trời mưa, tối thứ bảy tụi tôi ở nhà chờ mãi không thấy mẹ "về", vừa mừng vừa lo. Mừng vì nghĩ trời mưa mẹ không về, như vậy có nghĩa là mẹ không phải đi dưới trời mưa, nhưng lo vì lỡ mẹ đang đi trên đường thì sao? Sao đến bây giờ mà vẫn chưa tới nơi?
Thế nhưng lịch trình của mẹ tôi chưa bao giờ thay đổi. Có hôm mẹ tôi về đến Hải Phòng thì người ướt như chuột lột, nhưng mẹ tôi nói mẹ chỉ thích trời mưa vì đi về không sợ ai phát hiện. Có hôm, nhà có hàng xóm qua chơi, chị em tôi phải cắt cử nhau ra ngòai đường "đón" mẹ. Đợi đến khi vừa trông thấy mẹ là phải "báo động" để mẹ biết mà tránh đi, đợi khi hàng xóm về hết, hai mẹ con mới dám vào nhà.
Một tối thứ bảy, nhà tôi lại có hàng xóm qua chơi. Chị gái "nhận nhiệm vụ" ra đường đón mẹ. Nhưng chờ lâu quá không thấy mẹ về, chị tôi mới tham gia vào trò chơi trốn tìm cùng tụi trẻ con trong xóm. Cũng như những lần trước, đi qua lối đi tập thể, mẹ tôi "chạy xộc" vào nhà và làm bà hàng xóm há hốc miệng, trố mắt nhìn mẹ tôi (ai trong xóm cũng cho rằng mẹ tôi đã chết).
Mẹ tôi để lại một ít đồ ăn và đồ dùng lặt vặt mà mẹ cầm từ Kiến An qua rồi đi ngay. Bốn bà cháu ở lại mà thấp thỏm lo âu. Sau đấy có đến 2, 3 tháng mẹ tôi không về thăm nhà nữa. Nhưng may mắn là bà hàng xóm tốt bụng kia cũng "sống để dạ, chết mang theo" chứ không mang câu chuyện tối hôm đấy đi nói cho những người khác biết.
Trong những lúc mẹ tôi ở Hải Phòng (thứ 7 và chủ nhật), mọi sinh họat của mẹ đều diễn ra trong căn buồng bên hông nhà. Căn buồng đó có cửa sổ nhỏ nhìn thẳng ra đường đi của khu tập thể, lại có cầu thang lên gác xép. Nếu bỏ qua việc nó có quá nhiều muỗi và ẩm thấp thì đó là một chỗ "ẩn náu" lý tưởng cho mẹ tôi. Mẹ nhờ tụi tôi xách nước vào trong nhà để mẹ giặt giũ quần áo, chăn màn, nấu cơm, lau nhà... nói chung là tất cả mọi việc mà mẹ có thể làm. Chúng tôi không ai bảo ai nhưng đều rất thương mẹ và tự ý thức bằng mọi cách phải "bảo vệ" mẹ, nhất quyết không để cho ai biết được sự hiện diện của mẹ tại Hải Phòng.
Cho đến một buổi chiều, tôi đang thiu thiu ngủ thì thằng bạn thân đến í ới gọi đi đá banh. Tôi bật dậy và tính đi ngay nhưng thấy mẹ tôi thập thò trong buồng và ra hiệu gì đó. Tôi vào trong và mẹ tôi nói rằng nghe chị Yến nói gần đến kỳ thi rồi mà tôi hay đi chơi, mẹ tôi nói ở nhà học bài đi. Tôi cự lại rằng tôi không cần ôn, tôi học giỏi mà thi học kỳ có gì khó khăn đâu. Nói qua nói lại một hồi, tôi bảo rằng mẹ làm sao biết về chuyện học của con được rồi tôi vùng vằng không nói nữa. Sau đó tôi cố tình chạy ra ngòai cửa, vì tôi biết mẹ tôi sẽ không dám đi ra đó để đôi co với tôi được.
Khi đi đá banh về, mẹ tôi lại mang chuyện đó ra mắng tôi và tôi cảm thấy rất bực mình. Một hồi, hết chịu nổi tôi mới cố tình nói thật to lên là "Mẹ chẳng biết gì về chuyện học của con cả, mẹ đừng có nghe chị Yến nói linh tinh, con mệt quá". Và đúng như tôi suy tính, mẹ tôi tỏ ra sợ hãi và cố gắng nói thật khẽ "Thôi được rồi, con không cần phải hét lên như thế, con muốn chủ nợ đến bắt mẹ đi phải không?". Tôi không hiểu khi đó tôi suy nghĩ gì nữa, và tôi tiếp tục hét lên "Con chẳng muốn gì hết, sao mẹ cứ đổ tội cho con thế" và khốn nạn là khi ấy có bà già ở nhà bên cạnh đi qua. Bà ấy vốn chẳng ưa gì gia đình tôi, thế mà cũng thò đầu vào nhà nói một câu "À, cô U. đã về nhà đấy à". Mẹ tôi chết đứng người, còn tôi thì cảm thấy vô cùng sợ hãi.
Tối hôm đó, mẹ tôi mang hết quần áo, chăn màn trong nhà ra giặt. Mẹ tôi vá lại mấy cái áo gối bị rách. Nấu cơm cho tụi tôi ăn. Tất cả những việc ấy mẹ tôi làm ở ngòai sân tập thể, không ngại ngùng, không giấu diếm nhưng cũng chẳng nói với ai tiếng nào. Tối muộn, mẹ tôi lặng lẽ xếp đồ, căn dặn tụi tôi một số thứ rồi nói với bà nội rằng "Con xin phép Má, con về lại Saigon". Mờ sáng hôm sau, mẹ tôi mang nốt mấy cái chiếu ra bể nước công cộng giặt. Vì quá ân hận về việc làm của mình, tôi trằn trọc cả đêm không ngủ được. Khi tôi thức dậy là khoảng 3h sáng, không thấy mẹ đâu cả, tôi cứ nghĩ mẹ tôi đã đi rồi. Nhưng khi ra đến sân thì tôi thấy mẹ tôi đang ngồi cọ chiếu. Trời tối không nhìn rõ mặt người, mẹ tôi cũng ko biết là tôi đang đứng đó. Tôi chăm chăm nhìn vào cái khoảng tranh tối tranh sáng mà tôi cố hình dung ra dáng ngồi cuả mẹ. Mắt tôi nhòa đi và tôi khóc. Những giọt nước mắt ân hận nhưng không thể thay đổi được lỗi lầm mà mình mang đến.
Tờ mờ sáng, mẹ tôi mang đồ đạc, bắt xe ôm về Kiến An, sau đó quay lại Sài Gòn. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng mẹ tôi đi không phải cuốc bộ 9 cây số để đi từ Hải Phòng sang Kiến An.
Đến tận bây giờ, tôi vẫn không thôi day dứt về câu nói của tôi ngày hôm ấy. Còn mẹ tôi, cả lúc ấy và sau này, chưa bao giờ mẹ tôi nói việc mẹ tôi quay lại Saigon là do tôi. Nhưng có một sự thật, là lại một lần nữa, chúng tôi mất mẹ.
Sau lần đấy, mẹ vào ở hẳn trong Sài Gòn. Bà ngoại mất, mẹ trắng tay, việc quét rác cũng không còn. Gom góp chút ít đồ đạc mang đi bán và vay tiền đứng, mẹ tôi ra chạy hàng ở chợ trời. Công việc ấy theo mẹ đến tận bây giờ. Dù sao, buôn bán cũng là một trong số ít "kỹ năng" mà mẹ tôi thành thạo nhất. Thế nên, công việc tuy vất vả nhưng thu nhập có khá hơn đôi chút.
Học hết 12, đi dạy gia sư một năm nữa cũng không đủ tiền học đại học, tôi đồng ý theo bố vào Sài Gòn học nghề. Những ngày đầu tiên sống ở cái thành phố được coi là "sầm uất và hiện đại nhất Việt Nam" quả thực là những chuỗi ngày kinh khủng. Không bạn bè, lại chẳng rành đường đi nước bước, từ sáng đến tối tôi chỉ biết bó gối ở nhà.
Sáng hôm ấy, mẹ chở hàng qua "điểm tập kết" rồi vòng xe lại đón tôi. Mẹ lấy dao cắt đứt mấy cái sợi dây nham nhở buộc gá hai thanh gỗ vào yên sau của chiếc xe để làm gác-ba-ga ra cho tôi ngồi. Tôi lớn và cao hơn mẹ, thế mà lần ấy tự nhiên cứ cun cút làm theo, mẹ bảo sao làm thế, không thấy ngại ngùng chi hết. Mẹ chở tôi qua cầu Tân Thuận, rẽ vô chợ Xóm Chiếu. Mẹ dặn tôi đứng ngoài trông xe để mẹ vô mua đồ. Trời nắng như đổ lửa, khi quay ra thì mẹ chảy mồ hôi nhễ nhại, buộc chằng chịt mấy thứ đồ lặt vặt vào hai bên xe rồi đưa cho tôi một trái dừa mát lạnh.
Sau đó hai mẹ con qua bên quận 1. Mẹ dắt tôi ra "chợ" và mua cho tôi mấy bộ quần áo cũ. Bà bán hàng cũng là người quen nên từ chối nhận tiền, nhìn tôi cười và nói "con vô là má con vui lắm, chịu khó đỡ đần má nha con". Hôm ấy tôi ở với mẹ cả ngày. Lần đầu tiên trong đời tôi biết mùi vị của cái gọi là "chợ trời".
Mẹ mua cho tôi một chiếc xe đạp mới, trị giá 600 ngàn. Có xe, chiều chiều tôi qua phụ bán hàng với mẹ. Tôi quen dần với việc căng mắt ra "theo dõi động tĩnh" của chiếc xe deep của công an từ 3 ngả đường lao tới. Rồi quen luôn việc túm 4 góc của tấm nylon đựng hàng vào một chỗ, vác lên vai và... chạy. Thuộc nằm lòng các "đại lý" mua hàng để đi mua mỗi khi mẹ đông khách. Nhưng việc trực tiếp bán hàng thì tôi không làm được, dù đã cố nhưng tôi luôn lầm giá của các món hàng với nhau.
Chiều hôm ấy, đang ngồi xếp lại hàng hoá thì có hô người "xe deep tớiiiiiiiiii....". Cảnh nháo nhào quen thuộc lại được diễn ra đúng như kịch bản. Ai có nhiều hàng thì ôm và chạy. Kẻ chạy ngang, người chạy dọc. Ai có ít thì túm lại cầm trên tay và nép vào trong một xe hàng hay gốc cây nào đó. Mẹ tôi nhanh như chớp, quàng cái ba-lô đựng hàng lên vai, túm tấm nylon trải dưới đất và chạy về hướng chung cư. Tôi cũng ôm hai cây quạt lủi vào trong góc một xe hủ tiếu.
Tôi hoảng hồn khi thấy chiếc xe đỗ xịch vào góc đường chỗ tôi "ẩn nấp". Tôi ôm hai cây quạt chạy về phía ngã tư Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình. Chiếc xe deep cũng dí theo sát nút. Đúng ngay khúc cua để chạy về phía chung cư thì tôi trượt sân ngã, tối xầm mặt mũi. Hai cây quạt văng ra vệ đường. Khi định thần lại thì tôi thấy mẹ. Mẹ đỡ tôi dậy, lấy cái khăn bịt chặt chỗ chảy máu ở chân và trên má. Mấy thằng dân phòng nhẩy xuống gom đồ rồi quăng lên xe deep. Người đi đường xúm lại chửi bới, một số người khác giúp giằng co lấy lại mấy túi đồ. Tụi dân phòng hậm hực bỏ đi. Tôi nghe loáng thoáng có người bình luận "thế là hên quá rồi".
Không "may mắn" như mẹ con tôi. Dì út – cũng bán chợ trời, nhưng ở khúc trên bảo tàng – một lần bị công an dí, chạy không kịp vì có quá nhiều hàng hoá. Một tay giữ con, một tay giữ đồ, giằng co với thằng này thì thằng kia hốt luôn chiếc xe đạp quẳng lên xe deep. Chạy ra giữ xe thì bị hốt nốt cả đống hàng. Dì tôi lên phường van vỉ nhưng đang đúng "chiến dịch 2-9″ nên coi như mất trắng. Tuyệt vọng, dì Út mang cả can xăng lên phường, dội vào người rồi châm lửa đốt.
Tụi công an Phường mang bình khí CO2 ra xịt nhoe nhoét khắp người dì Út rồi kêu xe chở lên bệnh viện. Tụi nó bắt mẹ tôi ký vào biên bản phạt tội "gây rối trật tự công cộng" và "tự hủy hoại thân thể". Sự việc của dì Út làm rúng động cả khu buôn bán chợ trời, người ta kéo nhau lên Phường "biểu tình" đòi lại hàng và xe nhưng tụi công an nhất định không trả. Sau đấy, một tối mẹ tôi đi bán hàng về thông báo tin mừng "có cô nhà báo đến phỏng vấn và viết bài, tụi nó sợ quá trả lại hàng và xe cho dì P rồi. Lại hỗ trợ tiền viện phí. Cô nhà báo còn nói có ông Tây ở tổ chức gì đấy biết chuyện đi quyên góp tặng cho dì P 14 triệu".
Thật là một số tiền quá lớn. Ai cũng nói là dì tôi may mắn. Có điều, 2/3 vùng da mặt và cổ của dì đã bị huỷ hoại hoàn toàn. Nhưng từ dạo đó, mẹ con tôi nhàn hơn hẳn vì không phải nơm nớp lo sợ bị công an dí. Người ta nói "Tụi nó không dám đụng đến chị em Bà Hai nữa, chị em bà gan quá". Mẹ tôi cười buồn "hoá ra tôi được nhờ con P". Còn tôi thì day dứt và thấy mình bất lực. Khát khao kiếm tiền trong tôi lúc nào cũng sôi sục với quyết tâm vò nát cái ký ức của những ngày giúp mẹ ở chợ trời.
Tôi muốn làm báo vì như vậy. Tôi thấy làm báp, có thể giúp được nhiều người, nhất là những người thấp cổ bé họng và chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
***
Khi đã có việc làm ổn định, tôi bảo mẹ "Mẹ ơi, mẹ ở nhà đi, mẹ đừng ra bán hàng chợ trời nữa, cực khổ lại chẳng được bao nhiêu. Con chịu khó, mỗi tuần viết thêm một bài báo, mẹ dư tiền xài". Thật không ngờ, mẹ tôi phản ứng dữ dội. Mẹ nói mà như hét lên "Mẹ không cần ai nuôi mẹ hết, mẹ tự làm tự ăn, bao giờ không làm được nữa thì mẹ chết đói, mẹ không phải ăn bám ai cả". Mắt mẹ đỏ hoe, ầng ậc nước. Tôi ngơ ngác và bất ngờ. Từ đấy, cũng chẳng bao giờ dám đả động gì đến việc buôn bán chợ trời của mẹ.
Chỉ vì một sai lầm mà mẹ tôi chắc sẽ cả đời ân hận. Chị em tôi không bao giờ trách mẹ, vì mẹ là mẹ của chúng tôi, đơn giản vậy thôi. Mẹ tôi nói hợp với khí hậu Sài Gòn, và bố tôi cũng thế. Bố tôi bảo là khi nào bà nội mất sẽ bán nhà rồi chuyển hộ khẩu vào trong Saigon. Tôi thì không mong như thế. Tôi chỉ mong kiếm được nhiều tiền, trả hết nợ cho mẹ, để một ngày nào đó Mẹ tôi có thể ngẩng cao đầu đi lại trên những đường phố ở Hải Phòng, không phải sợ sệt ai, không phải trốn chạy khi gặp một người thân thuộc. Tôi cũng muốn có một ngày sinh nhật ở Hải Phòng, nơi có đầy đủ bà con họ hàng thân thích, có thầy cô, bạn bè của tôi; có bà nội, có chị gái, có em trai, có bố và có mẹ.
Mỗi lần họp lớp, tôi lại cười trừ mỗi khi tụi bạn học cấp III khoe về việc mua xe honda mới, mua laptop xịn... Tôi có 3 năm đi làm ở Saigon bằng xe buýt, 2 năm nữa để có được một chiếc xe máy cà tàng hỏng lên hỏng xuống... Nhưng tôi đã trả hết nợ cho gia đình, giúp cho chị gái và em trai đi học đến nơi đến chốn và mua cho bố mẹ một căn nhà tại Saigon để ở. Có thể đối với nhiều người, đó là những việc rất đỗi bình thường, nhưng với tôi, đó là việc quyết tâm thực hiện lời hứa "thoát nghèo" mà tôi biết mình phải thực hiện bằng mọi giá từ lúc học lớp 10.
Hôm nay là lễ Vu Lan, nhưng nó không có ý nghĩa gì với tôi nhiều lắm ngoại trừ là cái cớ để viết lại câu chuyện của những ngày xưa cũ. Vì trong cuộc sống gia đình, ngày nào cũng là một đại lễ Vu Lan mà tôi dành cho mẹ.
Nguyễn Ngọc Long Nguồn Truyện Ngắn VN