Từ một nông dân sống bằng nghề đi bán may mắn cho người khác, bỗng chốc ông thành
Ông tên C.V.Sang, quê gốc ở An Giang, lên Đồng Nai lập nghiệp đầu năm 2007. Không trình độ, ông chỉ biết làm thuê, phụ hồ để kiếm sống qua ngày. Thấy ông vất vả, lại không có nhiều tiền, ông chủ một đại lý
Ông nói mình không có đồng nào thì làm sao mà lãnh số thì được ông chủ nhét vào tay tập vé 100 tờ cùng câu nói: “Chừng này, nếu ông bán hết trước 4h chiều, ông có thể sống qua ngày được”. Cứ thế, người dân Biên Hòa dần dần quen với hình bóng ông già lang thang trên các nẻo đường với nụ cười hồn hậu.
Thời vận thế nào không biết, ông mau chóng trở thành một
Bà Tư kể chuyện về ông Sang. |
Giờ xổ số đến, ông hồi hộp theo dõi trên màn hình tivi của hàng xóm. Giải nhất đã qua, giải đặc biệt với dãy 6 con số hiện ra trên màn hình. Không tin vào mắt mình, ông chớp chớp mấy lần cho tỉnh khi 2 tờ
Đổi thưởng tại chính đại lý mà ông “đầu quân”, ông ôm cục tiền đi về trong ánh mắt vui mừng của ông chủ. Số tiền gần 2,7 tỷ đồng, ông chi ra hơn 1 tỷ để mua căn nhà 2 tầng trong một con hẻm nhỏ ở ngay Biên Hòa. Có người can ông nên gửi số tiền còn lại vào ngân hàng để lấy lãi, tiền sinh ra tiền ông sẽ có cái mà sống lúc tuổi cao sức yếu. Mặc ai khuyên bảo, ông cứ vậy mà tiêu theo ý mình. Có nhà, có tiền, có xe máy xịn, ông bắt đầu muốn hưởng thụ cuộc sống của tỉ phú… cô đơn.
Ngày trước ông nghèo nên chẳng có ai chơi cùng, nay giàu muốn có bạn thì phải có nhậu, có tiền họ mới đến. Nghĩ vậy, ông tổ chức rất nhiều cuộc nhậu với bia lon, rượu ngoại rồi mời những người không quen biết đến nhậu cùng.
Có người trong cuộc nhậu đã có ý “nhậu hoài thì vui, nhưng say xỉn, về nhà vợ con mắng mỏ vì không kiếm được đồng nào thì ngại lắm anh Ba ạ”. Nghe vậy, mỗi khi mời mấy “chiến hữu” đến nhậu miễn phí, ông lại chuẩn bị mấy cái phong bì dày cộp để anh em mang về cho vợ con khỏi buồn.
Sống trong niềm vui được tạo ra từ đồng tiền, căn nhà ông tràn ngập những lời chúc tụng lúc trà dư tửu hậu. Có hàng xóm bên cạnh căn nhà ông từng ở kể rằng: “Ổng bỏ tiền mua bia, rượu về thết đãi người dưng cứ như là vua chúa ngày xưa vậy. Ổng nói rằng muốn có bạn bè, anh em để vui vầy.
Tôi nghe thế hỏi lại là anh em dưới quê sao không mời họ lên để hưởng lộc, sao lại cho người dưng từng hắt hủi ông lúc nghèo khó, mời tờ vé số không thèm mua đến ăn uống, lại cho tiền bạc. Ổng nói anh em bà con ở An Giang không còn ai, đành mua vui với người dưng vậy.
Ở đây, ổng tuyên bố 5 ngày tổ chức một tiệc lớn, sau đó 3 ngày là một tiệc nhỏ để thết đãi anh em. Thấy ổng tiệc tùng liên miên, có người nói ổng chỉ làm giàu cho mấy người bán bia, đồ nhậu mà thôi. Còn mấy “anh em chiến hữu” được ổng mời thì mập hẳn lên vì đi nhậu miễn phí lại có phong bì cho vợ con”.
Sống trong xa hoa, ông chẳng còn nghĩ đến quá khứ cuốc bộ một ngày mấy chục cây số để kiếm được mấy chục nghìn mà mình từng trải qua. Tuy vậy, theo mấy cô chú
“Ngày ông trúng độc đắc, ông cho mỗi đồng nghiệp quen mỗi người vài triệu để chia sẻ may mắn. Về phần mình, ông tuyên bố bỏ hẳn nghề bán vé số vì cứ nghĩ đến là ổng rùng mình”, cụ Tư, người kể cho chúng tôi câu chuyện về ông Sang bồi hồi kể lại.
Để hưởng thụ cuộc sống giàu có, vương giả, ông sắm cho mình những vật dụng đắt tiền rất tùy hứng. “Nhậu mà không có hát, thấy nó buồn sao ấy anh Ba ơi”, tiếng than thở của một chiến hữu vang lên trong cuộc nhậu làm ông nổi máu đại gia. Ngay sáng hôm sau, ông đích thân lên Sài Gòn chọn một giàn karaoke “xịn hết cỡ” với chi phí 50 triệu đồng để anh em tha hồ hát hò.
Ăn tiêu vô tổ chức, không tính toán, nên chẳng mấy chốc ông đã tiêu gần cả tỷ bạc vào những cuộc vui với người dưng. Thấy ông tội nghiệp, nhiều bác cán bộ hưu trí xung quanh thương tình khuyên bảo thì ông không nghe, ông nói: “Tiền bạc là phù du, cả đời tui đã cực, nay trời thương mà cho lộc thì phải biết hưởng thụ”. Ý ông đã định, thấy khó khuyên can nên mấy bác cũng thôi, chẳng muốn làm ông buồn.
Rồi tiền bạc cứ thế vơi dần, đến lúc giật mình nghĩ lại thì ông muốn đi đánh bạc để lấy lại tiền. Vốn là nông dân, từ nhỏ chỉ biết ruộng đồng, mớ rau, con cá, ông chẳng biết bài bạc là gì. Muốn có thêm tiền để duy trì những cuộc vui, ông nhờ mấy chiến hữu bày cách chơi - nói kiểu như ông - là “làm sao cho dễ thắng nhất”. Qua mấy lần thắng được vài triệu bạc, ông ham rồi sa vào bài bạc lúc nào không biết.
Lúc trước nhậu nhẹt, nay ông lại đàn đúm với mấy tay cao thủ để “phân tài cao thấp”. Cờ gian bạc lận, ông nông dân tỷ phú bị lột mấy trăm triệu sau vài đêm thức trắng làm bạn với “bác thằng Bần”. Cay cú với trò đỏ đen, lại muốn để người ta mãi gọi là “đại gia”, ông chuyển hướng sang trò cá độ bóng đá. Dù không biết chút kiến thức nào về bóng đá, nhưng ông thích cái cảm giác được ngồi trong quán cà phê máy lạnh, tay nắm cục tiền để “độ” với mấy “thằng nhà cái” ở tận đẩu tận đâu bên nước ngoài.
Để cho ra dáng tay chơi, ông kêu một thanh niên có tiếng am hiểu về món này làm “quân sư” cho mình trong những trận ông đặt kèo. Không biết ông “huấn luyện viên cá độ” này tài giỏi đến đâu mà chỉ cho ông thắng đến mấy trận liền với số tiền hàng chục triệu. Khen anh ta mát tay, ông thưởng hậu rồi đặt trọn niềm tin vào “sư phụ” này. Cờ bạc đãi tay mới, sau chuỗi trận thắng là liên tiếp các trận ông bị thua tơi tả. Hết tiền mặt để chơi, “quân sư” nói ông còn căn nhà, sổ đỏ có thể cầm được để có tiền chơi tiếp.
Nghĩ tiền từ trên trời rơi xuống, ông đặt tiếp mấy kèo nữa với tiền vay mượn của mấy tay anh chị. Bị thua liên miên, số nợ ngày càng lớn, tiền lãi thì tính theo ngày nên chỉ mấy tháng sau, mùa bóng chưa kết thúc mà “mùa đòi nợ” đã đến với ông. Căn nhà ông ở nhanh chóng được mấy gã xăm trổ đầy mình thường xuyên “ghé thăm” để thu nợ giùm mấy đại ca. Hết hồn với những câu nói sặc mùi dao kiếm, ông kêu gấp người đến bán căn nhà để sớm được yên thân.
Cái ngày bước ra đường sau khi từ giã ngôi nhà mơ ước, ông rưng rưng nước mắt. Mới cách đó mấy tháng, nơi đây còn đầy ắp tiếng nói, tiếng cười của những “chiến hữu”, nay đã thành của người khác. Ôm một mớ áo quần, cầm trong tay số tiền ít ỏi còn lại, ông về quê dựng căn chòi gần bờ sông để nuôi vịt. Bà Tư kể lại: “Lúc đó, ổng nói giấc mơ của tui tiêu tan rồi, tiền cũng mất, nhà cũng mất, tất cả đều vì cờ bạc. Sang hay hèn, cũng chỉ tại mình”.
Kể đến đó, bà Tư cũng không cầm được nước mắt: “Ngày trước, ổng có đông bạn bè đến ăn nhậu, nhận phong bì là thế, ai cũng gọi ông Sang là sang, là đại gia. Lúc ông Sang tay trắng ra đi trong nghèo hèn thì chẳng có ai đến tiễn ông vài bước”.
Cám cảnh cho thân già lụ khụ, chỉ có anh xe ôm là hứa sẽ không lấy tiền của ông vì ông là ân nhân đã cho vốn để mình mua xe kiếm sống. Sau chuyến xe ấy, chẳng ai biết ông về đâu sau quãng thời gian làm tỉ phú ngắn ngủi như giấc mơ của mình.