Mọi người đều có thể đạt quả vị như Ngài, nếu biết tu tập bền bỉ nơi tự tâm, tánh giác của mình. Như cổ nhân dạy: “Thấy điều không thấy mới thật thấy, nghe điều không nghe mới là nghe đúng đắn”.
Qua lời dạy này, chúng ta đang thực hành giới pháp của Đức Như Lai thì chúng ta nhìn lại xem cuộc đời của Ngài đã từ bỏ cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp con thơ, từ bỏ cảnh đàn ca xướng hát. Chính là Ngài đã từ bỏ điều “thấy” và “nghe”. Ngài đã thấy cảnh “sanh, già, bệnh, chết”, nghe được những tiếng rên la của cảnh khổ cuộc đời, Chính vì vậy Ngài đã ra đi tầm con đường giải thoát sanh tử luân hồi cho chúng sanh: đi tì cái điều thấy, không thấy, nghe, không nghe. Vậy nên chúng ta phải biết rằng đấng thiên nhơn chi đạo sư- Đức Như Lai đã nghe đúng đắn và thấy điều thật thấy.
Thân và tâm chúng ta rất quan trọng, thân tốt thì mới hành đạo được tốt. “Thân thị Bồ-đề thọ”.Thân là cây Bồ-đề. Tâm và thân tạm xem cả hai như thật thể không phân biệt và tách rời, bên trong là ý thức bên ngoài là thân thể. Thân là quý tâm cũng vậy, phải soi rọi để ham muốn, đam mê không còn như bụi không bám vào gương. Tâm phải luôn luôn sáng. Người xuất gia cần tinh tấn tu tập, học đạo là vấn đề quan trọng hàng đầu cho việc tăng trưởng đạo nghiệp.
Ảnh minh họa
Giới còn nhấn mạnh, nếu thả tâm theo thế giới của các giác quan:mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nó chính là nguyên nhân kéo tâm đi theo ngao du chỉ một phút thôi nhưng quá đủ để lưu lại trong tâm biết bao cảm giác rung động. Mắt nhìn ti vi, tai nghe nhạc, lời nịnh hót, miệng nói lời xấu ác thế tâm mất dây cương, buôn thả theo giác quan thế là bụi bám… Tất cả là mầm móng làm tâm tăng thêm tánh ác, phế bỏ sự tu tập, không đúng đắn đúng nghĩa và cách sống của tu sĩ Đạo Phật. Giới luật là dây cương, hành giả đang thực hành ở đây ví như con ngựa. Ta nhìn rõ thân tâm, đừng thả long dây cương cho ngựa chạy rong, lôi cuốn theo dục vọng, đam mê khoái cảm mà chúng ta cần lau chùi, chớ để bám bụi. Đó là lí do tại sao phải giữ giới. Giới để làm gì? Để cho tâm sáng lại, để điều hòa ham muốn của thân. Giới là để tránh những ảnh hưởng xấu làm quấy phá sự thanh tịnh bình dị của tâm. Khi tâm bình an thì ta tự do vì không sợ sệt cái gì, không bị cái gì quyến rũ.
Chúng ta hiểu rằng “thấy- không thấy, nghe- không nghe” bằng kinh nghiệm sống vậy là đủ, nhưng nó còn mang theo “có và không”nữa, còn phân biệt người và ta, chủ thể và khách thể,người nhìn và vật nhìn. Con mắt với cảnh, hình ảnh chừng đó sự biết vẫn chưa hoàn hảo, bởi vì chừng đó vẫn còn trung gian chủ quan, qua ý nghĩ của mình, cái hiểu đúng đắn, trọn vẹn là cái hiểu không qua trung gian, cái hiểu trực tiếp. Như vậy con đường an ổn thanh tịnh của hành giả chỉ có thể lót bằng tâm niệm “như lý tác ý” vì như lý tác ý là thái độ sống, phương thức sống đúng đắn mà hành giả có thể vượt qua cuộc đời đầy bụi bặm khổ đau này.
Khi ta không nhận ra được giả lập cảnh thật của âm thanh, màu sắc thì không bao giờ trực nhận được thực tại. bởi vì bạn không thấy rõ được sự thật bản thân và hiện tượng nên bạn còn thấy có khoảng cách trong và ngoài bạn, khi đó ta sẵng sàng quên tất cả nhưng không bao giờ quên một điều khi ta đã yêu thích nó.