Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
Mọi chúng sinh đều có phật tính, nghĩa là có thể gieo duyên với Phật, chỉ có điều là liệu họ có nhận biết được điều này hay không. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiện và đạt được giác ngộ. Bởi phật tính là bản chất tinh khiết và giác ngộ thực chất của chúng ta mà chúng ta có thể hoàn thiện và vượt qua bất cứ ô nhiễm nào. Một số có thể hoàn toàn vô minh về phật tính, một số chúng sinh có thể nhận thức được, và một số khác có thể nhận thức đầy đủ về điều này. Nhưng trong tất cả ba giai đoạn phát triển, mọi chúng sinh đều có phật tính.

Chính do vọng tưởng khởi động, phiền não tham, sân, si che lấp Phật tính của mỗi chúng sinh tạo nên ác nghiệp.. Con người chúng ta như những hòn ngọc quý nằm trong đá, nếu không mài không thể phát sáng được. Bạn có thể tự mình tôi luyện bản thân để một ngày có nào đó có thể phát sáng như những viên ngọc quý, tự rèn luyện bản thân cũng chính là tự gieo duyên với Phật. Dưới đây là mười điều chứng tỏ Phật duyên của mỗi người.

1. Trong tâm có Phật chính là Phật duyên

Phật vô xứ bất tại, tu Phật không ở vẻ bên ngoài mà ở tại trong tâm, bạn có tâm như thế nào thì cũng có Phật như vậy. Phật không cần chúng ta phải sùng bái, bắt chước. Biểu hiện giống với Phật không có nghĩa là bản chất tương đồng. Do vậy không nên cố chấp cái bên ngoài, trong tâm có Phật cũng chính là có duyên với Phật.

2. Có tín niệm tốt lành chính là Phật duyên

Phật duyên là trong tâm có tín niệm. Phật tổ có nói địa ngục thiên cung đều là tịnh thổ. Trong lúc bạn đau khổ nhất chỉ cần bạn có niềm tin rằng đau khổ không phải là mãi mãi bạn nhất định sẽ có sức mạnh để chiến thắng đau khổ, đây chính là một dạng tín niệm. Có thể nói tín niệm chính là con đường chủ đạo của đời người, thành Phật hay thành ma cũng chính là ở tại một niệm, nếu có tín niệm tốt lành đó cũng chính là có duyên với Phật.

3. Đối diện với cuộc sống một cách bình hòa chính là Phật duyên

Phật duyên chính là một loại tâm cảnh bình hòa. Tư tưởng của con người rất không ổn định, nó rất dễ bị dẫn dụ, nhất là những cám dỗ kì lạ càng dễ làm người ta mất phương hướng. Rất nhiều người trong tâm muốn chiếm hữu thì khó có được khoảnh khắc thanh nhàn, không những mất đi niềm vui trong cuộc sống mà còn đem lại cho cuộc sống sự căng thẳng và phiền não. Phật giáo dạy chúng ta biết cách dùng cái tâm bình lặng để nhìn nhận cuộc sống được và mất, làm cho thể tính bộc lộ một cách tự nhiên. Bình hòa đối diện với cuộc sống đó chính là có duyên với Phật.

4. Có trách nhiệm với việc làm của mình là Phật duyên

Phật duyên chính là trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Người có tâm phật không nhìn vào sai lầm của người khác, nếu chỉ nhìn vào sai lầm của người khác thì không nhìn thấy được sai lầm của mình. Do vậy cần phải hiểu rõ bản thân, nhìn rõ những việc bản thân cần làm và cũng cần nhìn rõ hậu quả của cái việc bản thân cần làm, bởi vì bạn cần có trách nhiệm với cái hậu quả đó. Đừng để cuộc đời của bạn lãng phí vào nơi mà bạn nhất định hối hận. Có trách nhiệm với việc làm của mình chính là có duyên với Phật.

5. Vứt bỏ đi cái dục vọng xấu chính là Phật duyên

Phật duyên chính là giảm bớt những dục vọng quá đà. Trong kinh Phật nói chưa đoạn ngã ái khó nhập cảnh giới khiết tịnh, yêu hận ơn thù đều là chướng ngại của tình cảm. Tất cả những đau khổ của con người đều ở tại sự theo đuổi những thứ sai trái. Sự cố chấp của ngày hôm nay có thể tạo thành sự hối hận của ngày mai. Nếu như bạn không đem lại phiền não cho chính bạn thì người khác cũng chẳng bao giờ có thể đem lại phiền não cho bạn. Mọi thứ đều là vì nội tâm của bạn không dứt bỏ được cái dục vọng xấu. Có thể buông bỏ được dục vọng xấu đó cũng chính là có duyên với Phật.

Rộng lượng đối với người chính là Phật duyên

6. Làm việc có trí huệ chính là Phật duyên

Phật duyên là trí huệ thông suốt đại ngộ. Trong cuộc sống, nếu có thể dùng trí huệ để nhìn nhận vấn đề thì có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức, cũng có thể giảm bớt rất nhiều phiền não và ràng buộc, lại còn có hiệu quả làm ít hưởng nhiều. Nhận biết chính mình, hàng phục chính mình là trí huệ. Nếu có được dạng trí huệ này mới có thể thay đổi người khác, chỉ biết nói không biết làm không phải là trí huệ chân chính. Người hiểu được nhìn đời bằng trí huệ, làm việc có trí huệ cũng chính là có duyên với Phật.

7. Giỏi kiềm chế chính là Phật duyên

Phật duyên là kiềm chế tất cả, kiềm chế chính là sự rèn luyện trí huệ, cũng chính là tích lũy năng lượng, nó dùng ngọn lửa vô hình làm tan chảy băng đá. Kiềm chế đem lại cho bạn sự đau khổ, những ngày sau nó tất thành mật ngọt. Kiềm chế không giống với trốn chạy, bởi vì trốn chạy là sự sa đọa của ý chí, mà kiềm chế lại là không quên sứ mệnh của bản thân làm cho ý chí them kiên định. Hãy học cách cảm ơn những chúng sinh đem lại cho bạn nghịch cảnh, giỏi kiềm chế cũng chính là có duyên với Phật.

8. Rộng lượng đối với người chính là Phật duyên

Phật duyên là biết rộng lượng. Từ bi chân chính không phải là yêu thương những người yêu thương bạn mà còn phải khoan dung và yêu quý những người đối lập bạn. Hãy yêu người khác như yêu chính bản thân mình. Trong lúc người khác vì một sự hiểu lầm nào đó mà đối xử không tốt với bạn, cần phải đem cái tâm từ bi mà bao dung người đó. Hãy đem lý trí để cảm hóa người đó. Rộng lượng đối với người cũng chính là có duyên với Phật.

9. Biết yêu thương, cảm ơn và chờ đợi chính là Phật duyên

Phật duyên là tinh thần bác ái. Chỉ cần chúng ta có một cái tâm khát vọng chân – thiện – mỹ, truy cầu có được chân lý và trí tuệ cao nhất, chúng ta cũng chính là “người có duyên”. Lúc cơ duyên ở tại nhân quả đã thành thục, Phật duyên tự nhiên sẽ đến bên chúng ta. Chưa có duyên không có nghĩa là không bao giờ có duyên, mỗi người đều có Phật tính, ai cũng có thể gieo duyên với Phật. Hiểu được yêu thương và biết ơn những người xung quanh cũng chính là có duyên với Phật.

10. Là một thiện tri thức cũng chính là Phật duyên

Phật duyên là thiện tri thức, tức là những người luôn khuyên ta sống có đạo đức, khuyên ta làm điều hay lẽ phải hay đem lại cho ta phương hướng và niềm tin trong cuộc sống. Hãy luôn biết ơn và thân thiết với những người đó bởi họ đem lại sự tốt lành cho cuộc sống của chúng ta, họ cứu vớt chúng ta vượt qua khỏi sự đau khổ và phiền não. Và bạn lúc nào cũng có thể trở thành thiện tri thức của người khác. Hãy luôn luôn học hỏi những điều hay, lẽ phải và chia sẻ chúng cho mọi người xung quanh mà không mong nhân lại điều gì. Là một người thiện tri thức cũng chính là có duyên với Phật. 

Nguồn Internet