Chủ đề
CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !
VTO - Đức Tổ sư MINH ĐĂNG QUANG, thế danh Nguyễn Thành Đạt (tự Lý Huờn) chào đời lúc 10 giờ tối ngày Tân Tỵ 26 tháng 9 năm Quý Hợi (1923) tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp 6, xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long).
Khoảng giữa thế kỷ XX, tại miền Nam Việt Nam, đức Tổ sư Minh Đăng Quang phát Bồ-đề tâm với chí nguyện: “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”, khai sáng “Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”, nay là Hệ phái Khất Sĩ – thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954) với 32 tuổi đời, vừa tròn 10 năm tu tập, chứng ngộ và hoằng hóa, đức Tổ sư vắng bóng đến ngày nay. 
THÂN THẾ VÀ THỜI NIÊN THIẾU
Đức Tổ sư MINH ĐĂNG QUANG xuất thân từ gia đình kính Phật trọng Nho, thân phụ Ngài là cụ ông Nguyễn Tồn Hiếu, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Tỵ (tự Nhàn). Ngài là con út trong gia đình có 5 anh em. Bốn anh chị trước Ngài, cụ bà đều thọ thai bình thường, nhưng đến Ngài thì cụ bà mang thai đến 12 tháng mới khai hoa. Mười tháng sau, ngày 25 tháng 7 năm Giáp Tý (1924), cụ bà bịnh nặng rồi qua đời, hưởng dương 32 tuổi. Ngài được người cô và bà nội lãnh phần nuôi dưỡng. Đến 3 tuổi, Ngài được kế mẫu Hà Thị Song nuôi dưỡng đến ngày trưởng thành. Cụ ông mất ngày mùng 5 tháng Giêng năm Mậu Thân (1968), thọ 75 tuổi.
 

Nguyễn Thành Đạt thời thơ ấu
Tuy sinh trưởng ở một làng quê, nhưng Ngài có trí thông minh khác hẳn những trẻ cùng thời. Phong cách đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, mặc, nói, làm… đều thể hiện sự trang nghiêm, điềm đạm hơn chúng bạn. Ngài thường san sẻ sách vở viết mực của mình cho bạn nghèo đồng học, giúp đỡ người khó khổ, tật nguyền. Chính nhờ vậy mà ngay từ lúc còn niên thiếu, Ngài được thân phụ rất yêu quý và mọi người thương mến. Ở trường, Ngài luôn chăm chỉ học hành, bài vở học đến đâu đều thông suốt đến đó và mỗi năm mỗi tiến bộ.
Ngoài giờ học tập ở trường, Ngài phụ giúp việc nhà, đỡ đần cha mẹ. Khi tuổi lớn dần, Ngài rất thích theo cụ ông đến chùa lễ Phật nghe kinh và thọ dùng chay lạt. Nhờ đó tâm thương người mến vật dần thêm tăng trưởng. Như là một thiên tư, Ngài rất siêng năng ưa thích nghiên cứu, tìm hiểu sách vở các tôn giáo, nhất là tam giáo Thích – Đạo – Nho. Vốn sẵn tuệ căn, Ngài thường tìm đến các bậc thức giả trưởng thượng đương thời để tham vấn đạo lý. Nhờ vậy mỗi khi chuyện vãn với những người thiện duyên, Ngài đều luận giải một cách tinh tường và được người người cảm phục.
TẦM ĐẠO VÀ XẢ NGHIỆP TRẦN THẾ
Vốn sẵn căn tính của người xuất trần, Ngài nhiều lần xin phép thân phụ được qua xứ Chùa Tháp tầm sư học đạo. Nhưng thân phụ vì quá thương con, nên không đành để Ngài ra đi một mình một bóng đến xứ lạ quê người khi tuổi đời còn niên thiếu. Qua nhiều đêm suy nghĩ, không thể vì tình cảm riêng tư của gia đình nhỏ hẹp mà chần chừ chí nguyện, nên Ngài quyết chí ra đi:
Thôi thì thôi, thế thôi thì,
Vẹn nguyền, xin chịu lỗi nghì với cha.
Thiếu niên ngày nọ lìa nhà,
Vượt biên giới Việt, Miên xa dặm ngàn.
Lên non tìm động hoa vàng,
Tầm sư học đạo chốn Nam Vang thành.
                                                 (Trụ Vũ - Thi hóa Tiểu sử Tổ sư)
Ngài rời Việt Nam đến Campuchia lúc 15 tuổi và đến thọ giáo với ông Lục Tà Keo mà Ngài đã từng nghe thân phụ đôi lần truyền kể về công hạnh giúp đời. Chính nơi vị thầy đầu tiên này, Ngài đã trải qua những cuộc thử thách cam go như đào giếng, lấp ao, trông nom vườn rẫy, quản lý công nhân trong các cơ sở sản xuất lò vôi, buôn bán… Rồi đến một ngày, vị thầy hoan hỷ tỏ lời khen ngợi và giao hết gia tài sản nghiệp cho người đệ tử còn đang tập sự trông nom. Hơn 3 năm, Ngài vừa công quả vừa hành thiện giúp đời, cứu nhân độ thế. Cũng trong thời gian này, Ngài đã nhận ra được tính chất tạm bợ, được mất có không của vật chất… và nhận thấy rằng hạnh nghiệp tại gia vừa tu tập vừa làm phước giúp đời không phù hợp với tâm nguyện, nên Ngài đã bái tạ thầy, xin phép về lại Việt Nam.
Thời gian đó, Ngài được người thân quen giúp cho chỗ làm việc ở một hãng buôn trong vùng Chợ Lớn. Chính nơi này nghiệp duyên xưa tái hiện, thử thách và kết thúc. Hơn một năm sau, người bạn đời Kim Huê giã từ trần mộng, để lại Ngài đứa con gái còn thơ dại. Thành Đạt xin thôi việc, bồng con lặng lẽ quay về quê nhà và nhờ gia đình nuôi giúp. Tròn một năm sau, bé Kim Liên cũng theo mẹ ra đi, để lại trong lòng Ngài bao nỗi thương tâm, trầm quán:
Gẫm trong trời đất vô cùng,
Nợ duyên âu cũng nghiệp chung muôn loài.
Hay là Thánh ý Như Lai,
Muốn cho ôn lại trọn bài đau thương?
Đau thương là tính vô thường!
Vô thường là tính đoạn trường xưa nay.
                           (Trụ Vũ - Thi hóa Tiểu sử Tổ sư)
Vô thường huyễn hóa đã đánh thức tánh giác và nuôi dưỡng Bồ-đề tâm của Ngài. Vào những buổi chiều tà, Ngài thường ngồi bất động, trầm tư, nhìn ánh hoàng hôn buông xuống, quán chiếu vạn pháp đổi thay huyễn hóa, vô thường.
Có phải chăng bài học đau thương, bài học vô thường, bài học đoạn trường là những bài học vi diệu đã chuyển hóa phiền não thành Bồ-đề, giúp duyên cho vị Bồ-tát tròn xong hạnh nguyện hôm nào còn dang dở?
XUẤT GIA, CHỨNG NGỘ CHÂN LÝ
Nhận thấy con đường giải thoát tự thân và cứu khổ độ sinh không thể ngoài con đường xuất gia như chư Phật chư Tổ quá khứ, không thể ở mãi trong ngôi nhà vật chất giả tạm, nên Ngài quyết chí ra đi, hướng về nguồn Chánh giác vào một sáng tinh sương xuân Giáp Thân – 1944.
Lần này, Ngài đến vùng biển Mũi Nai – Hà Tiên với ý định đón tàu ra Phú Quốc rồi lần đi phương xa, nhưng do duyên trễ tàu, Ngài tìm cảnh vắng tĩnh tọa tham thiền. Vào một buổi chiều, trước cảnh thiên nhiên trời nước bao la của núi rừng biển cả, những chiếc thuyền nhấp nhô, bọt biển tụ tán... Ngài thiền quán, chiêm nghiệm vạn pháp, chơn tâm hiện bày, chứng đạt lý vô thường, khổ não và vô ngã. Các pháp đối đãi đầy vơi, có không, còn mất, sống chết, khổ vui của cuộc đời chỉ là huyễn hóa, duyên sinh. Ngài tỏ sáng lý pháp “Thuyền Bát-nhã” ngược dòng đời cứu độ chúng sanh. Sự kiện bừng ngộ tâm linh trọng đại này nhằm ngày rằm tháng 2 âm lịch năm 1944. Năm đó đức Ngài tròn 22 tuổi.
Sau đó, Ngài trở lại thăm viếng thân phụ và gia đình, khẳng định quả vị tu tập và con đường mà Ngài đang dấn thân, rồi tiếp tục du phương trải nghiệm chơn lý. Lần này Ngài lại lên vùng Thất Sơn, nơi có những bậc ẩn tu ít người thấy gặp. Giữa cảnh trí thiên nhiên núi cao chớn chở, cây lá phủ giăng, bốn bề tịch lặng, ngày đêm tham thiền tịnh tọa.
Thời duyên đến, Ngài được một cư sĩ trong chuyến hành hương chiêm bái tri ngộ, thành kính cung thỉnh Ngài về Linh Bửu tự tại làng Phú Mỹ – Mỹ Tho để phổ hóa nhân sanh.
Tại vùng đất hữu duyên này, Ngài tiếp tục lặng lẽ nghiên tầm giáo điển của hai truyền thống Nam và Bắc tông Phật giáo. Trong thời gian đầu hành đạo vùng Chợ Lớn, Sài Gòn, Gia Định,… Ngài đến viếng thăm, tham vấn chư vị danh Tăng trưởng thượng đương thời như: thiền sư Minh Trực ở Phật Bửu tự, đại sư Huệ Nhựt phái Thiền Lâm, ngài Thiện Tường (chùa Vạn Thọ – Tân Định), Hòa thượng Huệ Đăng (Bà Rịa – Vũng Tàu)… Đồng thời, Ngài cũng đến trao đổi với các cư sĩ trí thức lúc bấy giờ, như cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền (Hội Phật học Nam Việt), cư sĩ Đoàn Trung Còn (Tịnh Độ Tông – Sài Gòn), cư sĩ Nguyễn Chấn (Trà Vinh)… Thông qua những chuyến viếng thăm và trao đổi đạo lý, Ngài biết rõ hiện trạng Phật giáo, đồng thời định hướng cho Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam theo truyền thống Phật Tăng xưa, phù hợp với nền văn hóa bản địa Việt Nam.
Vào ngày Rằm tháng Tư và Rằm tháng Bảy năm 1946, để châu viên giới tướng tương ứng với giới thể tự tánh trang nghiêm thanh tịnh mà Ngài đã thân chứng, Ngài đã ứng dụng lời Phật dạy thực hiện Bồ-tát hạnh đối trước Tam Bảo tại Linh Bửu tự 7 ngày đêm thu nhiếp tam nghiệp, phát đại nguyện thọ nhận Y Bát giới Sa-di, rồi cụ túc Tỳ-kheo 250 giới, với pháp hiệu MINH ĐĂNG QUANG. Ngài phát nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”, noi gương Phật Tăng xưa sống đời phạm hạnh giải thoát.
THUYẾT PHÁP VÀ TRUYỀN ĐẠO
Thời pháp đầu tiên đánh dấu bước đường hoằng dương Phật pháp của Tổ sư là “Thuyền Bát-nhã” vào ngày Rằm tháng Chạp năm Bính Tuất (1946) tại Linh Bửu tự, làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Từ đó, gót chân hành đạo của Ngài rộng lần ra, từ phạm vi làng này sang làng nọ. Người dân hiền cảm mến hình ảnh một nhà sư thân đắp mảnh y vàng, tay ôm bình bát đất, chân trần đi khất thực vào mỗi buổi sáng, không nhà cửa, không gia đình quyến thuộc, không cất giữ chứa chấp món chi, không tiền bạc, không ở một nơi nào nhất định, …
Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Dục cùng sanh tử lộ
Khất hóa độ xuân thu.
Trong những buổi thuyết pháp, Ngài luôn kêu gọi Tăng đồ trở về với giới luật “Nên tập sống chung tu học” và “Không tự lấy để trừ tham, không tự làm để tránh ác”.
Đầu năm 1947, đức Tổ sư rời Phú Mỹ, khởi phát chuyến du hành đầu tiên, tiếp độ Tăng Ni xuất gia và Phật tử tại gia. Ngài lần lượt đi qua Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre… rồi về lại Long An, Thủ Thừa… Ngài quan tâm giáo dưỡng, xây dựng Tăng đoàn, tốt về đạo hạnh, vững về Phật pháp.
Đầu năm 1948, nhân duyên hội đủ, Ngài dẫn đoàn Du Tăng 20 vị hướng về vùng Chợ Lớn – Sài Gòn – Gia Định để truyền bá giáo pháp. Ngài chủ trương và thường khuyến hóa chư đệ tử với quan niệm: “Ta là tất cả, tất cả là ta. Ta sống cho tất cả, tất cả sống cho ta. Tiếng ta đây là tất cả. Đó tức là chơn lý võ trụ. Người thực hành đúng chơn lý gọi là khất sĩ. Khất ấy là xin, Sĩ đây là học. Xin ấy rồi lại cho, học đây rồi lại dạy. Xin phẩm thực để nuôi thân giả tạm, cho sự thiện lành phước đức để bảo giữ sự sống dài lâu. Học bằng cách lượm lặt phương pháp khắp nơi, rút nhiều kinh nghiệm. Dạy là đem kết quả thực hành đặc điểm chỉ lại cho người. Cái xin, cái học, cái dạy, cái cho, các pháp nương sanh, mở ra con đường xán lạn cho tất cả kẻ về sau tiến bước. Con đường ấy kêu là Đạo. Đạo của Sống là xin nhau sống chung, Đạo của Biết là học chung, Đạo của Linh là tu chung”.
Ngài cũng khuyến khích mọi người hãy cùng chung xây dựng một cõi đời đạo đức, một xứ thiên đường, một cuộc sống an vui hạnh phúc cho nhân loại ngay tại trần gian này bằng cách:
Mỗi người phải biết chữ
Mỗi người phải thuộc giới
Mỗi người phải tránh ác
Mỗi người phải học đạo.
Những thời pháp của Ngài thuyết còn ghi lại trong bộ Chơn Lý (gồm 69 tiểu luận). Ngài đã khéo dung hợp tư tưởng giáo lý của hai truyền thống Phật giáo, mở ra một nguồn mạch cho con đường Trung đạo Chánh đẳng Chánh giác, giúp cho mọi tầng lớp trong xã hội nhận được chân giá trị của đạo Phật.
Chư Tăng Ni xuất gia theo Ngài học đạo thời bấy giờ có trên một trăm vị, Phật tử quy y thọ giới tại gia cũng hàng chục vạn người. Tịnh xá được thành lập hơn 20 ngôi tại các tỉnh miền Đông và đồng bằng sông Cửu Long.
Trong hàng đại đệ tử của đức Tổ sư có các vị Trưởng lão, Thượng tọa kế tục đạo nghiệp, lập các giáo đoàn Du Tăng đi hành đạo khắp hai miền Nam – Trung (1955 – 1975) như quý Ngài: Giác Chánh, Giác Tánh, Giác Như, Giác Tịnh, Giác An, Giác Nhiên, Giác Lý, Giác Đức v.v...

Đức Tổ sư Minh Đăng Quang và chư Trưởng Lão trên đường hành đạo
Bên Ni giới Khất sĩ thì có quý Ni trưởng: Huỳnh Liên, Bạch Liên, Thanh Liên, Kim Liên, Ngân Liên, Chơn Liên, Quang Liên, Tạng Liên, Trí Liên v.v...
THỜI KỲ THỌ NẠN VÀ VẮNG BÓNG
Chiều ngày 30 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1954), tại Tịnh xá Ngọc Quang (Sa Đéc), Ngài chậm rãi qua lại dưới tàng cây bả đậu với dáng vẻ suy tư, rồi cho gọi chư Tăng đệ tử lấy đệm trải dưới gốc cây, ân cần dạy bảo, khuyến tấn tu học, gìn giữ giới pháp, và mở mang mối đạo. Ngài từ giã đệ tử và bảo rằng Ngài sẽ đi tu tịnh tại núi “Lửa” một thời gian. Chư Tăng đệ tử xin theo, Ngài không cho mà còn dạy rằng: “Các ông hãy ở lại ráng lo tu, mở mang mối đạo, giáo hóa chúng sanh, đền ơn chư Phật, ấy là các ông theo tôi và làm vui lòng tôi nơi xa vắng, rồi một ngày kia tôi sẽ trở về".
Sáng hôm sau, mùng 1 tháng 2, Ngài rời Tịnh xá Ngọc Quang (Sa Đéc) đi qua Tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long) rồi đi tiếp qua Cần Thơ. Đi theo Ngài là một vị sư già và một chú điệu. Khi đến Cái Vồn (Bình Minh) thì bị một số người ngoại đạo bắt đi biệt tích. Bấy giờ chư đệ tử mới biết ra ẩn ý lời nói của Ngài.
Trái oan là nghiệp chúng sanh
Nạn tai là chuyện phải đành mà thôi
Đành rồi, hóa giải tức thời
Khổ đau sẽ hết nụ cười thêm xinh
MINH ĐĂNG QUANG bóng an bình
MINH ĐĂNG QUANG ngọn đèn linh Ta-bà.
                              (Trụ Vũ - Thi hóa Tiểu sử Tổ sư)
Rồi từ ấy đến nay bóng Ngài bặt vô âm tín. 
Sự ra đi của Tổ sư là một sự mất mát lớn lao không thể tả xiết đối với môn đồ đệ tử lúc bấy giờ và mãi cho đến ngày hôm nay. Tuy vậy, người đệ tử đức Phật thực hiện lời dạy của chư Phật, luôn tinh tấn tu tập, hành trì chánh pháp. Các đức Thầy, các Trưởng lão Tăng và Ni đại đệ tử của Tổ sư đã nỗ lực tu tập tự thân, thành lập các Giáo đoàn và hoằng dương Chánh pháp.
Tiếp nối sứ mạng thiêng liêng cao cả của Tổ sư và chư tiền hiền, ngày nay chư đệ tử Tăng Ni và nam nữ Phật tử Khất Sĩ vẫn cùng nhau một lòng mến đạo thương Thầy, y lời chỉ giáo, gắng công duy trì đường lối giáo lý Y Bát Khất Sĩ để mở mang Phật pháp, giáo hóa nhân sanh, đền ơn Thầy Tổ trong muôn một.
    
SA MÔN GIÁC TOÀN
(Trích trong Hội thảo khoa học “Hệ phái Khất sĩ: Quá trình hình thành, phát triển và hội nhập” tại pháp viện Minh Đăng Quang (Q.2, Tp.HCM) - 2014)
-------------------------------------------------------------
BRIEF HISTORY OF PATRIARCH MINH DANG QUANG

Most Venerable Giác Toàn

Buddhism was first introduced to Vietnam about 2,000 years ago and has profoundly penetrated the heart of the Vietnamese. Until the mid-twentieth century, in the South of Vietnam, Minh Đăng Quang, the Patriarch, with the Bodhi mind and aspiration: “Continuing the Right Dhamma of the Sakyamuni”, founded the “Buddhist Mendicancy Tradition of Vietnam”, which is now the Sect of Buddhist Mendicancy Tradition of Vietnam, founding member of the Vietnamese Buddhist Sangha.

Since February 1st, 1954 (in lunar calendar), at the age of 32, after 10 years of practice and dharma dissemination, the Patriarch’s whereabouts have remained unknown. His disciples sincerely hold an annual ceremony to commemorate their beloved master.

1. BIOGRAPHY OF PATRIARCH MINH ĐĂNG QUANG

Patriarch Minh Đăng Quang, whose family name was Nguyễn Thành Đạt and pseudo name was Lý Huờn, was born at 10pm, on 26th September, 1923 (in lunar calendar), in Phú Hậu village, Bình Phú commune, Tâm Bình district, Vĩnh Long province, South of Vietnam.

Born and raised in a family of Buddhist tradition with the father being Nguyễn Tồn Hiếu, and the mother Phạm Thị Tỵ (also known as Nhàn), he was the youngest of the five siblings. Whereas his mother went through normal pregnancies with the four older siblings, she underwent 12-month pregnancy before he was born. Ten months later, on July 25, 1924 (in lunar calendar), she passed away at the age of 32 due to an illness. He was raised by his aunt and grandmother. At three, he was nurtured by his step mother - Hà Thị Song. His father then passed away on 5th January, 1968 (in lunar calendar) at the age of 75.

Although the Patriarch grew up in a remote village, he was outstandingly brilliant compared to other children at his age. His courtesy in every action, walking, standing, lying, sitting, eating, wearing, speaking, showed more dignity than others. He often shared his school things with other underprivileged peers, particularly helped the poor and the disabled. That is why during childhood he was loved by everyone that had an opportunity to meet him. At school, he was always an industrious student, year after year achieving academically.

After school, the Patriarch usually helped his parents with housework. When he was getting older, he usually tagged along with his grandfather to Buddhist temples to worship the Buddha, listen to Dhamma talks, and followed a vegetarian diet. Due to these good habits, his loving kindness was nurtured. As a gifted individual, he diligently studied, researched materials of religious schools: Buddhism, Taoism, and Confucianism in particular. With astute insights, he often sought consultancy from well-known intellectuals on his interests in ethical considerations. Whenever sharing his perspectives with his Dhamma friends, he always gave them satisfactory responses.

2. SEARCHING FOR DHARMA AND ENDING WORLDLY KARMA

As an individual with extraordinary qualities, he repeatedly asked his father’s permission for going to Cambodia to find a spiritual master. But his father did not allow him to adventure to the new land alone. Thinking about the matter through many nights and growing discontent toward the boundedness of the private life, he finally decided to leave home.

He left Vietnam for Cambodia at the age of 15 and studied with Master Lục Tà Keo, whom he had occasionally heard his father mention. He was made to deal with challenges such as digging wells, gardening, managing labors in factories, manufacturing limestone dust, trading, etc. One day, the master joyfully expressed his compliments to his apprentice disciple and had him take over the property. For over 3 years, he realized the impermanence nature of the world and learnt that in the role of a housekeeper to practice and to help human beings. However, this job did not meet what he had desired, so he bowed the master to express his gratitude and requested to go back home, Vietnam.

By that time, he was introduced a job at a trading company in Chợ Lớn by his acquaintance. It was the place where the worldly Karma reappeared, challenged, and ended. He married Kim Huê but more than a year after that, she passed away and left him with a toddler daughter. He quit the job and went back to his hometown in sadness with the little daughter and asked for his family’s supports to bring her up. About one year later, Kim Liên, his daughter, also died, which reminded him of the impermanence nature of human life.

His Bodhi mind was awakened again by impermanence and illusion of human’s life. In the afternoons, he usually sat in meditation admiring the sunset, reflecting all changes, fugitive and impermanent.

Were lessons of pains and impermanence able to transform negativity into Bodhi, which led the Bodhisattva to complete his unfinished vows?

3. RENUNCIATION AND ENLIGHTMENT

Recognizing there are no other ways to liberate oneself and guide others from suffering except the renunciation as what the Buddha did in the past, he decided to renounce in 1944.

At this time, he went to the sea of ​​Mũi Nai - Hà Tiên with the intention of taking a boat ride to Phú Quốc and other far places, but having missed the boat, he sought a quiet place to sit in meditation. In the afternoon, in front of the immense nature of the mountains and sea, undulating boats, sea foam, he observed, contemplated all things in the world, and achieved perfect enlightenment of the three Buddhist teachings, namely impermanence, suffering, and non-substaintiality. All things are composed of many factors interacting with ebb and flow, existence and non-existence, living and death, happiness and misery; all are only illusory dependent origination. He reflected on the law or discipline of “Boat of Wisdom,” going against the stream of the world to help living beings. This great enlightenment is on the full-moon day of February, 1944 (in lunar calendar) when he was 22 years old.

Later, he returned to visit his father and family to confirm the fruitfulness of the practice and the enlightenment path he was following, then continued his journey to experience the truths in action. This time, he went to a place called Thất Sơn, a reputable place where ascetics were at. Amongst the forests and mountains, with quietness facilitated by trees, he meditated days and nights.

One day, a layman on his pilgrimage road happened to meet him and requested him to stay at Linh Bửu temple in Phú Mỹ district, Mỹ Tho province to offer spiritual guidance to people.

In this fertile land, he continued to contemplate the Buddha teachings of the two traditions – Mahayana and Theravada. During his early days in Chợ Lớn, Sài Gòn, Gia Định, he visited and learned with the Most Venerable Monks, such as Most Venerable Minh Trực, Great Master Huệ Nhựt of Thiền Lâm tradition, Most Ven. Thiện Tường of Vạn Thọ temple – Tân Định, Most Ven. Huệ Đăng (Bà Riạ Vũng Tàu). By the time, he simultaneously discussed with important intellectuals, such as Chánh Trí - Mai Thọ Truyền of the Southern Vietnamese Buddhist Studies Association, Đòan Trung Còn of Pure Land tradition in Saigon, Nguyễn Chấn at Trà Vinh province etc. Through visiting and discussing Dhamma, he knew clearly the present conditions of Buddhism and oriented his Buddhist Mendicancy Tradition of Vietnam based on the early pristine Buddhism in accordance with the local Vietnamese culture.

On the full moon-day of April and July, 1946, applying the Buddha’s teaching to perform Bodhisattva’s vow, in front of the Buddha shrine for 7 days and nights, he meditated and purified deeds, speech, and thoughts, and then made the vow to receive the robe and bowl and got ordination of the disciplines of Samanera and Bhikkhu. In a kind of trance, he took the name – Minh Đăng Quang meaning the brightness of the light of the truths with the leading line “Transmitting the Right Dharma of the Sakyamuni”. He followed the paths of the Buddha and his Arahat disciples to live a purified life.

4. DHARMA DISSEMMINATION

The first discourse marking the beginning of Patriarch Minh Đăng Quang’s Dhamma dissemination was the “Boat of Wisdom” on the full moon day of December, 1946 (in lunar calendar) at Linh Bửu temple, Phú Mỹ district, Mỹ Tho province (now Tiền Giang province). Since then, his reach had extended from villages to villages. Villagers were affectionate with the simple image of a monk wearing yellow robes, holding a begging bow, walking barefoot in the mornings, homeless, no money, and belonging to nowhere.

The Patriarch in most of his discourses reminded monks, nuns, and lay people to return to practicing Buddhist rules “Living and practicing Dharma together” and “Do not take what is not yours, do not do what is self-centered to avoid evil”.

In early 1947, the Patriarch left Phú Mỹ on his first journey of Dharma dissemination and receiving disciples, founding the Buddhist Mendicancy Tradition of Vietnam. He was going to Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre and then back to Long An, Thủ Thừa. He was interested in educating and developing a Sangha which was highly qualified in virtue and versed in Buddhist knowledge.

At the beginning of 1948, knowing that the time has come and the opportunity has arrived, he led the Sangha of BMTV of 20 monks and nuns towards Chợ Lớn, Sài Gòn, Gia Định to spread in his version the Buddhist teachings. He advocated and often encouraged disciples with the notion of "I am all; all is me. I live for all; all live for me. I mean all. That is the truth of this universe. One who lives in the truth is a monk of BMTV. Mendicancy means begging and learning. One begs something here and give those there; what one learns here and teaches there. One begs food to nurture the impermanent body sustaining life so as to do refined deeds for him and others. One learns by gleaning methods everywhere, drawing on a lot of experiences. One teaches by bringing experiences of practical results to others. The begging, learning, teaching, and giving exist interactively and open the bright way for all those who come later. That way is called the Ways. The way of living is to live together, the way of knowledge is to learn together, and the way of spirituality is to practice together.”

He also encouraged everyone to jointly build a moral life, a paradise, a happy life for humanity in this world by:

Each person must be literate

Each person must learn disciplines

Each person must avoid evil

Each person must study Dhamma.

His teachings were also recorded in the book entittled The Truth (including 69 essays). He had amalgamated points of view of the two Buddhist traditions Mahayana and Theravada, opening up a source for the Middle Way to Enlightenment, helping with true values of Buddhism for people of all walks of life.

The number of monks and nuns practicing Dharma under his guidance at that time was over a hundred; the number of lay people taking refuge in the Triple Gem was tens of thousands. More than 20 viharas were established in eastern provinces and the Mekong Delta of Vietnam.

Amongst the great disciples of the Patriarch, the most spiritually advanced Elders continued his cause, maintaining and developing the SBMTV. They had founded divisional sanghas in the South and the Central of Vietnam (1955 - 1975). The most prominent were the Elders Giác Chánh, Giác Tánh, Giác Như, Giác Tịnh, Giác An, Giác Nhiên, Giác Lý, Giác Đức and Giác Huệ.

In terms of Bhikkhuni disciples, the most brilliant were the Bhikkhuni Elders Huỳnh Liên, Bạch Liên, Thanh Liên, Kim Liên, Ngân Liên, Chơn Liên, Quang Liên, Tạng Liên, Trí Liên.

5. TIME OF MISHAP AND MISSING

In the late afternoon of the 30th January, 1954 (in lunar calendar), at Ngọc Quang Vihara (Sa Đéc), he walked mindfully under the trees and then asked his disciples to gather around to listen to his words. He encouraged his disciples to keep learning the Dharma and develop the path of the SBMTV. He left his disciples and told them that he would go to the Fire Mountain for a period of time. Monks and nuns would like to follow him, but he did not allow and also taught them that, "All of you should stay here striving to cultivate and develop Buddhism, to teach human beings so as to repay the Buddha. Doing so means you are following me and making me happy. Then once the time comes, I will return…"

In the following morning, 1st February, 1944, he left Ngọc Quang (Sa Đéc) Vihara to visit Ngọc Viên Vihara (Vĩnh Long) and then headed to Cần Thơ. There were only one young and one aged monk accompanying him. Upon their arrival in Cái Vồn (Bình Minh), he was taken away by some dissidents. At that time, disciples knew the hidden meaning of his words.

From then on, his whereabouts are still unknown. Though more than 60 spring seasons have passed, thousands of his disciples have remembered the beloved Patriarch. His sudden disappearance was a great loss to his disciples until today. However, the monk and nun disciples have practiced his teachings and maintained the tradition.

Every year, on February 1st, many monks, nuns, and lay people belonging to the SBMTV, not only in Vietnam but also abroad, hold the solemn ceremony in memory of his merits and contributions.